TÌNH HÌNH KHUYẾT TẬT Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HÒA THÀNH TỈNH TÂY NINH

Trần Văn Sỹ1,, Phạm Văn Lình2, Nguyễn Minh Phương2, Hoa Công Hậu1
1 Sở Y tế Tây Ninh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Khuyết tật là một vấn đề lớn trong xã hội mang tính toàn cầu, hiện nay tỉ lệ trẻ khuyết tật trên thế giới từ 0-14 tuổi chiếm 5,1% dân số. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ các dạng và mức độ trẻ khuyết tật dưới <6 tuổi ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ 144 trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi trên địa bàn, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Khuyết tật trí tuệ chiếm tỷ lệ cao nhất (58,33%), khuyết tật vận động chiếm 22,22%. Mức độ khuyết tật nặng chiếm tỷ lệ 50,6%, khuyết tật nhẹ là 28,92% và khuyết tật đặc biệt nặng là 20,48%. Kết luận: Tình trạng trẻ em bị khuyết tật vận động và trí tuệ khá phổ biến với mức độ nặng và đặc biệt nặng.     

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Đức Định (1996), Kết quả điều tra tình hình tàn tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học.
2. Phạm Đình Hùng (2000), Mô hình và nhu cầu PHCN của trẻ tàn tật tại cộng đồng dân cư huyện miền núi Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2000.
3. Nguyễn Thu Nhạn (1993), Chương trình PHCNDVCĐ cho trẻ em tàn tật tại Việt Nam, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học.
4. Quốc hội Khóa 12 (2010), Luật Người khuyết tật, 51/2010/QH12.
5. Bùi Thị Thao (2001), Tìm hiểu tỉ lệ trẻ tàn tật, nhu cầu PHCN và nhận thức, thái độ của cộng đồng ở một số xã trong tỉnh Thái Bình.
6. Thủ tướng Chính phủ (2018), Đề án hỗ trợ TEKT tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại cộng đồng năm 2018-2025.
7. Nguyễn Minh Thùy (1996), Mô hình tàn tật và kết quả PHCN tại 8 xã tỉnh Hà Tây, Nhà xuất bản Y học, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học.
8. Nguyễn Thị Minh Thủy (2009), Nghiên cứu nhu cầu trợ giúp và các hỗ trợ mà NKT đã nhận được tại huyện Chí Linh-Hải Dương.
9. Nguyễn Thị Minh Thủy (2016), Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Hà Nội.
10. Trần Trọng Hải, Trần Thị Thu Hà, Trần Văn Chương (2004), Nghiên cứu về hoạt động PHCN DVCĐ tại Việt Nam từ 1987 đến 2004, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế.
11. Trần Văn Vương (2015), Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà - Phú Thọ năm 2014, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Allen E.Marans (1988), Hypotheses regarding the effects of childrearing patterns on the disadvantaged child, Cerebral palssy, Washington D.C, pp 571-573.