ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2018-2020

Hà Thanh Hiếu1,, Bùi Quang Nghĩa1, Lê Hoàng Sơn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết là nguyên nhân gây tử vong phổ biến hàng đầu ở trẻ em trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 77 trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nhập khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2020. Kết quả: Trong 77 trẻ bị nhiễm trùng huyết, nam chiếm 54,5%, nữ 45,5%. Các thể lâm sàng nhiễm trùng huyết bao gồm: nhiễm trùng huyết 22,1%, nhiễm trùng huyết nặng 3,9% và 74% sốc nhiễm trùng. Trẻ nhiễm trùng huyết có mạch nhanh chiếm 55,8%, nhiệt độ tăng 83,1%, nhịp thở nhanh 94,8% và 24,7% trẻ có huyết áp giảm. Đặc điểm cận lâm sàng: bạch cầu tăng 49,4%, procalcitonin máu tăng 84,4%, CRP tăng 55,3%, lactat máu tăng 68,7% và 15,6% có tiểu cầu <100.000/mm3. Tỉ lệ cấy máu dương tính là 14,3% (11/77), trong đó, vi khuẩn Gram (+) chiếm 54,5%, Gram (-) 45,5%. Kết quả điều trị: thành công chiếm 63,6% và thất bại là 36,4%, tử vong trong thể lâm sàng sốc nhiễm trùng là 43,9%. Kết luận: Trẻ nhiễm trùng huyết có biểu hiện lâm sàng đa dạng, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là sốc nhiễm trùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hữu Công (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 2018-2019, Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Trần Minh Điền, Lê Nam Trà, Phạm Văn Thắng (2012), Sốc nhiễm khuẩn trẻ em, Tạp chí Nhi Khoa, 5(4), tr 35-39.
3. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2006), Nhiễm trùng huyết gram âm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr 116-122.
4. Lê Thị Bá Hồng (2015), Nghiên cứu tình hình tăng procalcitonin máu và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ năm 2014-2015, Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Võ Hữu Hội (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số rối loạn đông máu ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Phụ sản- nhi Đà Nẵng, Tạp chí Nhi Khoa, Hội Nhi khoa Việt Nam, ISSN 1859-3800, Tập 10, số 3, tháng 6/2017, tr 49-55.
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch mai từ tháng 3/2004 đến tháng 11/2004, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giá trị của Lactat máu trong tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2013), Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thanh Phong (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chức năng đông cầm máu và đánh giá kết quả điểu trị trẻ bệnh nhiễm trùng huyết từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Bùi Quốc Thắng (2006), Khảo sát rối loạn chức năng các cơ quan trong nhiễm trùng huyết trẻ em, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9(1), tr 109-113.