KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VỌT HUYẾT ÁP SÁNG SỚM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Duy Linh1,, Đoàn Thị Tuyết Ngân2, Nguyễn Trung Kiên2
1 Trung tâm Y tế huyện Phước Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vọt huyết áp sáng sớm là 1 yếu tố nguy cơ cho tổn thương cơ quan đích và các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu:1. Xác định tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân tăng huyết áp. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô cắt ngang 126 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 2, độ 3. Kết quả: Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm là 63,5%, tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm tâm thu là 52,4%, vọt huyết áp sáng sớm tâm trương là 51,6%. Vọt huyết áp sáng sớm liên quan đến dày thất trái, đột quỵ não và đạm niệu vi lượng; không có mối liên quan giữa vọt huyết áp sáng sớm và xơ vữa động mạch cảnh. Kết luận: Vọt huyết áp sáng sớm chiếm tỷ lệ cao trên bệnh nhân tăng huyết áp độ 2, độ 3 vì vậy cần được quan tâm, theo dõi để phát hiện điều trị kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Chí Huân, Huỳnh Văn Minh (2017), Nghiên cứu chỉ số vọt sáng sớm bằng huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Huế.
2. Huỳnh Văn Minh (2016), Chỉ số “Vọt HA buổi sáng ”- Một yếu tố nguy cơ tim mạch mới, Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc Tăng huyết áp lần 2.
3. Nguyễn Thanh Nam (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả kiểm soát huyết áp bằng viên Exporge qua theo dõi Holter huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
4. Cao Thúc Sinh (2013), Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của Lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ, Luận văn tiến sĩ Y học, Trường đại học Y dược Huế.
5. Lương Công Thức, Lưu Quang Minh (2017), Khảo sát các chỉ số biến thiên huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Tạp chí Y-Dược học quân sự, số 3, tr 68-73.
6. Almas A, Sultan FT, Kazmi K (2016), Increased Level of Morning Surge in Blood Pressure in Normotensives: ACross-Sectional Study from Pakistan, J Coll Physicians Surg Pak, 26(10), pp 818-821.
7. Bombelli M, Fodri D, Toso E (2014), Relationship Among Morning Blood Pressure Surge, 24-Hour Blood Pressure Variability, and Cardiovascular Outcomes in a White Population, Hypertension, 64, pp 943-950.
8. Li Y., Thijs L., Hansen W. T., et al (2010), Prognostic Value of the Morning Blood Pressure Surge in 5645 Subjects From 8 Populations, Aha journal, 55(4), pp 1040-1048.
9. Kario K. (2010), Morning surge in blood pressure and cardiovascular risk: evidence and perspectives, Hypertension, 56(5), pp 765-773.
10. Meijin Zhang, Luo Quanfang, Liu Qing (2018) Relationship between different morning blood pressure surge and carotid atherosclerosis in patients with hypertension, Journal of Hypertension, 36, pp 143-144.
11. Nuthalapati RK, Indukuri BR (2016), Association between glycemic control and morning blood surge with vascular endothelial dysfunction in type 2 diabetes mellitus patients, Indian J Endocrinol Metab, 20(2), pp 182-188.
12. Pierdomenico SD, Pierdomenico AM, Di Tommaso R (2016), Morning Blood Pressure Surge, Dipping, and Risk of Coronary Events in Elderly Treated Hypertensive Patients. Am J Hypertens, 29(1), pp 39-45.
13. Sogunuru GP, Kario K, Shin J, et al (2018), Morning surge in blood pressure and blood pressure variability in Asia: Evidence and statement from the HOPE Asia Network, J Clin Hypertens (Greenwich), pp 324-334.
14. White WB (2010), The risk of waking-up: impact of the morning surge in blood pressure, Hypertension, 55(4), pp 835-837.