NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH CÓ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2021- 2022

Danh Phước Quý1,, Trần Kim Sơn2
1 Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) được chỉ định và can thiệp động mạch vành (ĐMV) giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặt khác, siêu âm chỉ số sức căng dọc thất trái là một cận lâm sàng mới giúp đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim bệnh nhân ĐTNÔĐ tốt hơn đo chức năng thất trái đơn thuần. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát chỉ số sức căng dọc thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định trước và sau can thiệp ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân nhập vào khoa tim mạch bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 4/2021 năm tháng 4/2022 thoả tiêu chuẩn chọn. Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu phân tích. 63 bệnh nhân nhận ĐTNÔĐ được chỉ định can thiệp ĐMV thành công và được siêu âm đánh giá sức căng trục dọc thất trái. Kết quả: Nghiên cứu 63 bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có chỉ định chỉ định can thiệp mạch vành có 49,2% là nam giới và 50,8% là nữ giới, tuổi trung bình 66,54 ± 9,15 tuổi. Bệnh nhân được siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái LVEF 64,33± 8,38%. Siêu âm đánh đánh giá chỉ số biến dạng theo trục dọc thất trái (GLS) trước và sau can thiệp thành công PCI theo dõi 3 tháng (trước PCI -14,62±3,06 % sau PCI -15,82± 2,11%; P< 0,01). Kết luận: Bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có chỉ định can thiệp động mạch vành thành công cho thấy chức năng tâm thu thất trái cải thiện được theo dõi đánh giá bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Phương Anh (2014), Đánh dấu mô cơ tim bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau điều trị tái tưới máu, Đại Học Y Hà Nội.
2. Phạm Thị Hằng Hoa (2019), Khảo sát đặc điểm chỉ số căng dọc thất trái trên 2D đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định. Tim mạch học Việt Nam, 86, pp. 50-55.
3. Bajracharya P., Acharya K. P., Banerjee S. K., Ahmed C. M., Alam M. M., et al. (2020), Correlation between Myocardial Strain by 2-D Speckle-Tracking Echocardiography and Angiographic findings by Coronary Angiogram in Stable Angina. Maedica (Bucur), 15(3), pp. 365-372.
4. Biering-Sorensen T., Hoffmann S., Mogelvang R., Zeeberg Iversen A., Galatius S., et al. (2014), "Myocardial strain analysis by 2-dimensional speckle tracking echocardiography improves diagnostics of coronary artery stenosis in stable angina pectoris. Circ Cardiovasc Imaging, 7 (1), pp. 58-65.
5. Chimura M., Yamada S., Yasaka Y. Kawai H. (2019), Improvement of left ventricular function assessment by global longitudinal strain after successful percutaneous coronary intervention for chronic total occlusion. PLoS One, 14 (6), pp. e0217092.
6. Fihn S. D., Gardin J. M., Abrams J., Berra K., Blankenship J. C., et al. (2012), 2012 ACCF/AHA/ACP/AATS/PCNA/SCAI/STS guideline for the diagnosis and management of patients with stable ischemic heart disease: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association task force on practice guidelines, and the American College of Physicians, American Association for Thoracic Surgery, Preventive Cardiovascular Nurses Association, Society for Cardiovascular Angiography and Interventions, and Society of Thoracic Surgeons. Circulation, 126 (25), pp. e354-471.
7. Knuuti J., Wijns W., Saraste A., Capodanno D., Barbato E., et al. (2020), 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes. Eur Heart J, 41 (3), pp. 407-477.
8. Moustafa S., Elrabat K.,Swailem F. Galal A. (2018), The correlation between speckle tracking echocardiography and coronary artery disease in patients with suspected stable angina pectoris. Indian Heart J, 70 (3), pp. 379-386.
9. Park J. H. (2019), Two-dimensional Echocardiographic Assessment of Myocardial Strain: Important Echocardiographic Parameter Readily Useful in Clinical Field. Korean Circ J, 49 (10), pp. 908-931.