ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM HẠCH BẠCH HUYẾT DO VACCINE BCG Ở TRẺ TỪ 0-60 THÁNG TUỔI

Dương Thị Anh Thư1,, Nguyễn Thành Thái1, Phạm Đoàn Ngọc Tuân1, Nguyễn Phạm Ánh Tuyết 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm hạch bạch huyết do BCG là tình trạng hạch bạch huyết ở nách, thượng đòn hoặc vùng cổ thấp bên trái phát triển to sau khi tiêm chủng BCG. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm hạch bạch huyết do vaccine BCG ở trẻ từ 0-60 tháng tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 50 trẻ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019. Kết quả: Tỉ số nam/nữ 1,63/1. Trung vị thời gian phát hiện bệnh 4 tháng. Vị trí hạch: nách trái (92%), thượng đòn trái (6%), kích thước trung bình 2,19±1,05 cm. Hạch di động (86%), sưng đỏ (50%), đau (46%), nung mủ (26%), chảy mủ (6%). Có 27 trẻ được theo dõi, kích thước trung bình 1,76±0,92 cm. Sau 6 tháng kết quả là hạch <1 cm (55,56%), tự vỡ (22,22%), không đổi (18,50%), tăng kích thước (3,73%). Có 17 trẻ rạch thoát mủ trong đó rạch 1 lần điều trị khỏi (94,12%), biến chứng phổ biến sau rạch (35,3%) rỉ dịch kéo dài. Có 6 trẻ được phẫu thuật bóc tách, biến chứng tụ dịch vết mổ (17,67%). Thời gian khỏi bệnh trung bình ba phương pháp điều trị là 2,56±1,10 tháng. Kết luận: Hạch viêm thường gặp ở nách trái, thường di động, đau, sưng đỏ. Điều trị chủ yếu là theo dõi, tự khỏi (55,56%). Rạch thoát mủ khỏi bệnh một lần rạch (92,86%), biến chứng rỉ dịch kéo dài (35,3%). Phẫu thuật bóc tách khỏi bệnh rất cao (100%) trong một lần mổ, biến chứng tụ dịch vết mổ (17,67%). Thời gian khỏi bệnh trung bình của cả 3 phương pháp điều trị là 2,56±1,10 tháng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng lao, Hà Nội.
2. Vũ Đức Duy (2018), Lâm sàng và điều trị viêm hạch bạch huyết ở trẻ em do vắc-xin BCG, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP. HCM.
3. Abdulhameed F.D. and Hummaida T.I. (2009), Surgical management of BCG vaccineinduced regional lymph nodes adverse effects, Ann Pediatr Surg, 5(3), pp 187-193.
4. Alfawaz T.S., Alshehri M., and Alshahrani D. (2015), BCG related complications: A single center, prospective observational study, Int J Pediatr Surg, 5(3), pp 187–193.
5. Banani S.A. and Alborzi A. (1994), Needle aspiration for suppurative post-BCG adenitis, Archives of Disease in Childhood, 71(5), pp 446-447.
6. Behjati M. and Ayatollahi J. (2008), Post BCG Lymphadenitis in Vaccinated Infants in Yazd, Iran, Iran J Pediatr, 18(4), pp 351-356.
7. Chan W.M., Kwan Y.W., and Leung C.W. (2011), Management of Bacillus CalmetteGuérin Lymphadenitis, HK J Paediatr (new series), 16, pp 85-94.
8. Parizi M.D., Parizi A.K., and Izadipour S. (2014), Evaluating clinical course of BCG lymphadenitis and factors affect on it during a 5-year period in Kerman, Iran, J Trop Pediatr, 60(2), pp 148-153.
9. Suliman O.M., Ahmed M.J., and Bilal J.A. (2015), Clinical characteristics and needle aspiration management of Bacillus Calmette-Guérin lymphadenitis in children, Saudi Med J, 36(3), pp 280-285.