KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG THẬN CÓ TRIỆU CHỨNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT CHỎM NANG THẬN

Hồ Thanh Út1,, Đàm Văn Cương2
1 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nang thận là một bệnh phổ biến của chủ mô thận. Các phương pháp điều trị nang thận bao gồm chọc hút nang, chọc hút nang kèm bơm chất gây xơ hóa, mổ mở và phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả. Đối tượng là những bệnh nhân nang thận có kích thước lớn hơn 60mm hoặc nhỏ hơn 60mm có triệu chứng được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ và Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 09/2018 đến 05/2020. Vị trí và đặc tính của nang thận được xác định qua siêu âm và chụp cắt lớp vi tính. Ghi nhận kết quả và biến chứng sau mổ, triệu chứng lâm sàng, siêu âm được đánh giá sau mổ 3 tháng. Kết quả: 33 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang thận, đau hông lưng là triệu chứng lâm sàng chính, nang thận trái chiếm tỉ lệ cao nhất 39,4%, nang đài dưới 54,6%, số lượng một nang trên thận 87,9%, đường kính nang trung bình 80,09 ± 27,03 mm, 100% nang thận loại I theo Bosniak. Thời gian phẫu thuật trung bình 69,39 ± 16,94 phút, thời gian phẫu thuật của nhóm nang thận lớn hơn hoặc bằng 60mm dài hơn nhóm nang thận nhỏ hơn 60mm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,004). Tỉ lệ thành công hết triệu chứng lâm sàng 90,1%, hết nang trên siêu âm 84,8%. Không ghi nhận tai biến, biến chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang thận có hiệu quả trong điều trị nang thận. Phương pháp này an toàn, ít xâm lấn, thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Anh (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nang thận bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa.
2. Đinh Lê Quý Văn (2018), Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý nang thận theo phân loại Bosniak, trường Đại học Y Dược TPHCM, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú.
3. Alan J Wein, Andrew C. Novick (2016), Malignant Renal Tumors, Campbell-Walsh Urology, Eleventh edition, Saunders Elsevier, 51, pp 1313-1364.
4. Dragica Obad Kovacević, Jelena Popić-Ramac, Vinko Vidjak (2015), Ultrasound guided percutaneous sclerotherapy of simple renal cysts: primary success and procedure safety, Lijec Vjesn, 137(11-12), pp 364-6.
5. European Association of Urology (2017), EAU Guidelines on renal cell carcinoma, Ljungberg, EAU, pp 147.
6. Jae Duck Choi, Tag Keun Yoo, Jung Yoon Kang et al (2020), A comparative study of percutaneous aspiration with sclerotherapy and laparoscopic marsupialization for symptomatic simple renal cysts, J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 30(5), pp 514-519.
7. Okan Bas et al (2015), Management of Renal Cysts, JSLS, 19(1), e2014.00097.
8. Sarika Nalagatla, Ross Manson, Rachel McLennan et al (2019), Laparoscopic decortication of simple renal cysts: a systematic review and meta-analysis to determine efficacy and safety of this procedure, Urol Int, 103(2), pp 235-241.
9. Shicong Lai, Xin Xu, Tongxiang Diao et al (2017), The efficacy of retroperitoneal laparoscopic deroofing of simple renal cyst with perirenal fat tissue wadding technique, Medicine, 96(41), e8259.
10. Tarik Yonguc, Volkan Sen, Ozgu Aydogdu, Ibrahim Halil Bozkurt, Serkan Yarimoglu, Salih Polat (2015), The comparison of percutaneous ethanol and polidocanol sclerotherapy in the management of simple renal cysts, Int Urol Nephrol, 47(4), 603-7.