KHẢO SÁT BIỂU HIỆN HUYẾT Ứ Ở LƯỠI TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC

Nguyễn Huỳnh Kim Ngân1,, Nguyễn Thị Ánh Thu1, Nguyễn Ngọc Châu Bảo1, Phạm Thị Ngọc Minh1, Lữ Hiền Lam1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các biểu hiện ứ huyết ở lưỡi trên bệnh nhân đột quỵ giai đoạn hồi phục cần được khảo sát và định nghĩa, phân loại biến số chi tiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát biểu hiện của ba triệu chứng ứ huyết ở lưỡi trên bệnh nhân đột quỵ giai đoạn hồi phục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân đột quỵ giai đoạn hồi phục nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ. Kết quả: Trên 43 đối tượng nghiên cứu, nam chiếm 51% và nữ chiếm 49%, độ tuổi trung bình là 59 tuổi. Về chất lưỡi, 95,2% bệnh nhân có thân lưỡi tối màu và 2,4% với thân lưỡi màu tím và/hoặc xanh lam. Có 33,3% bệnh nhân hiện diện dấu ứ huyết. Về tĩnh mạch dưới lưỡi, 84,4% bệnh nhân xuất hiện tĩnh mạch dưới lưỡi phồng và 34,8% bệnh nhân có tĩnh mạch dưới lưỡi màu tím và/hoặc xanh lam. Kết luận: Việc xác định các dấu hiệu ứ huyết ở lưỡi sẽ góp phần cho việc can thiệp điều trị một cách có hiệu quả trên bệnh nhân đột quỵ giai đoạn hồi phục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gao Li, et al (2013), "A pilot study on the relationship between tongue manifestation and the degree of neurological impairment in patients with acute cerebral infarction". Chinese Journal of Integrative Medicine, 19(2), pp 149-152.
2. Huang Yungsheng, et al (2017), "The relationship between ischemic stroke patients with and without retroflex tongue: A retrospective study". Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2017.
3. Jung Changjin, et al (2012), "Review on the current trends in tongue diagnosis systems". Integrative Medicine Research, 1(1), pp 13–20.
4. Kanawong R., et al (2017), "Tongue image analysis and its mobile app development for health diagnosis". Translational Informatics in Smart Healthcare, pp 99–121.
5. Lin Hungjen, et al (2014), "Automatic sublingual vein feature extraction system". International Conference on Medical Biometrics, 2014, pp 55-62.
6. Tania MH., et al (2019), "Advances in automated tongue diagnosis techniques". Integrative Medicine Research, 8(1), pp 42-56.
7. Vocaturo E., et al (2019), "On discovering relevant features for tongue colored image analysis". In IDEAS 2019: 23rd International Database Engineering & Applications Symposium.
8. Wang Xingzheng & Zhang D. (2011). "Statistical tongue color distribution and its application", Prococeedings of the International Conference on Computer and Computational Intelligence, Amer Society of Mechanical.
9. Yamamoto S., et al (2011), "Regional image analysis of the tongue color spectrum". International Journal of Computer Assisted Radiology and Surgery, 6(1), pp 143-152.
10. Youngchang Arai, et al (2017), "Observational study of the association between tongue exam and the Kampo diagnostic procedure of Fuku Shin (abdominal exam) in blood stasis". Journal of Evidence-Based Complementary & Alternative Medicine 22(4), pp 879–882.
11. Zhang B., et al (2013), "Tongue color analysis for medical application". Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2013, pp 1-11.
12. Kumar V., et al (2017), Robbins basic pathology, 10th edition, Elsevier, Philadelphia, pp 101.
13. McKenzie SB., et al (2014), Clinical laboratory hematology, 3rd Edition, Pearson, Boston, pp 665.
14. Chiu Chuangchien, et al (2002), "Objective assessment of blood stasis using computerized inspection of sublingual veins". Computer Methods and Programs in Biomedicine, 69(2002), pp 1-12.