ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN LIÊN QUAN CATHETER TĨNH MẠCH ĐÙI Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU CẤP CỨU BẰNG THẬN NHÂN TẠO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn liên quan catheter lọc máu thường gặp trên bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu cấp cứu bằng thận nhân tạo, gây nhiều biến chứng và tăng tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: (1). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu cấp cứu bằng thận nhân tạo. (2). Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu cấp cứu bằng thận nhân tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 49 bệnh nhân nhiễm khuẩn liên quan catheter tĩnh mạch đùi lọc máu cấp cứu bằng thận nhân tạo tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 02/2019 đến 07/2020. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bao gồm sốt 85,7%; chảy mủ chân catheter 81,6%; viêm đỏ quanh chân catheter 69,4%; đau 61,2%, sốc 2,0%; tăng bạch cầu 42,9%, cấy đầu catheter dương tính 80,0% S. aureus; cấy máu dương tính 88,0% S. aureus. Các yếu tố nguy cơ: Thiếu máu Hb<9,5 g/dl (91,8%); lưu catheter ≥10 ngày (71,4%); đái tháo đường 24,5%; suy giảm miễn dịch 6,1%. Có 93,9% bệnh nhân đáp ứng điều trị ban đầu. Tỷ lệ tử vong 2,0%. Kết luận: Sốt là triệu chứng thường gặp nhất. Tăng bạch cầu chiếm 42,9%. Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là thiếu máu Hb<9,5 g/dl. Điều trị ban đầu: có 93,9% bệnh nhân đáp ứng. Tỷ lệ tử vong là 2,0%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn liên quan catheter, lọc máu, tụ cầu, tĩnh mạch đùi, bệnh thận mạn
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2009), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009 (Báo cáo của Bộ Y Tế-Việt Nam phối hợp với Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP-Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford).
3. Phạm Nguyễn Phương Hà và Trần Thị Bích Hương (2012), Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ nhiễm trùng liên quan catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(3), tr. 423-430.
4. Phạm Thi Lan và cộng sự (2017), Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 2017, Tạp chí Thời Sự Y Học, 17(1), tr. 35-39.
5. Trần Thị Thanh Nga và cộng sự (2018), Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus trên các cầu khuẩn Gram dương và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2015, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 22(3), tr. 72-79.
6. Phạm Minh Tiến và cộng sự (2017), Đặc điểm vi sinh các mẫu cấy đầu catheter tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 2015-2017, Tạp chí Thời Sự Y Học, 17(1), tr. 31-34.
7. Knežević V., et al. (2018), Risk factors for catheter-related infections in patients on hemodialysis, Vojnosanit Pregl, 75(2), pp. 159-166.
8. Miller L.M., et al. (2016), Hemodialysis Tunneled Catheter-Related Infections, Canadian Journal of Kidney Health and Disease, Vol 3, pp. 1-11.
9. NKF/KDOQI (2006), Clinical Practice Guidelines for Vascular Access, 2006 updatesClinical Practice Guidelines and Recommendations for Hemodialysis Adequacy, Peritoneal Dialysis Adequacy and Vascular Access, pp. 244-339.
10. Oliver M.J., et al. (2000), Risk of bacteremia from temporary hemodialysis catheters by site of insertion and duration of use: A prospective study, Kidney International, 58, pp. 25432545.
11. Sahli F., Feidjel R., and Laalaoui R. (2017), Hemodialysis catheter-related infection: rates, risk factors and pathogens, Journal of Infection and Public Health, 10(4), pp. 403-408.