ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ROSUVASTATIN TRÊN RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MẢNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhồi máu não cấp do xơ vữa là một vấn đề lớn của y học, tuy nhiên nghiên cứu về giá trị của rosuvastatin trong can thiệp rối loạn lipid máu và mảng xơ vữa ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ còn ít được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu và mảng xơ vữa của rosuvastatin ở bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 64 bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị nội khoa tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 3/2019 đến tháng 4/2020. Kết quả: Độ tuổi trung bình 70,7 ± 11,7 tuổi, nam giới chiếm 45,3%. Điểm NIHSS trung bình 13,3 ± 4,7 lúc nhập viện, 10,0 ± 4,3 điểm lúc xuất viện. LDL-c tại thời điểm nhập viện là 125,2 mg/dL, sau 6 tháng là 76,1 mg/dL. Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ hẹp động mạch cảnh có ý nghĩa thống kê, OR=6,7 (95% CI: 1,66-27,0). Kết luận: Rosuvastatin giúp cải thiện các thành phần lipid máu và cải thiện mảng xơ vữa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não cấp, lipid máu, rosuvastatin, hẹp động mạch cảnh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Duy Cường và cs (2014), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp ở bệnh viên đa khoa Thái Bình, Tạp chí Y học Thực hành (903) - số 1/2014.
3. Hoàng Trọng Hanh (2015), Nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung Ương Huế, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Khoa Huế.
4. Nguyễn Minh Hiện (2013), Điều trị đột quỵ não, Nhà Xuất Bản Y Học.
5. Trương Văn Lâm và cs(2016), So sánh hiệu quả rosuvastatin và atorvastatin trong điều trị rối loạn lipid máu, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang, số tháng 10/2016.
6. Nguyễn Bá Thắng (2014), Đặc điểm lâm sàng và kết cục 30 ngày của nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong – qua 121 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án tiến sĩ, Trường Đại Hoc Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Lê Văn Thính (2018), Điều trị đột quỵ thiếu máu não, Thực hành lâm sàng thần kinh học, Tập 5, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, TP Hà Nội, tr.122-155.
8. Adams SP, Sekhon SS (2014), Rosuvastatin for lowering lipids, Cochrane Database of Systematic Reviews, Issue 11. Art.
9. K. Kaneko, H. Saito, T. Sasaki, S. Sugawara, M. Akasaka, T. Kanaya, và I. Kubota (2017), Rosuvastatin prevents aortic arch plaque progression and improves prognosis in ischemic stroke patients, Neurol Res, 39(2), p.133-141.
10. Toshiyuki Nishikido (MD) (2016), High-dose statin therapy with rosuvastatin reduces small dense LDL and MDA-LDL: The Standard versus high-dose therApy with
Rosuvastatin for lipid lowering (SARD) trial, Journal of Cardiology,2016, p.340-346.