ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2021-2022

Ngô Văn Te1,, Đoàn Thị Kim Châu2, Ngô Đức Lộc2, Tiền Nguyễn Hải Quyên2
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là một trong những bệnh phổ biến nhất và là biến chứng nghiêm trọng mà 20-40% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường gặp phải. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân suy tim kèm đái tháo đường týp 2; 2. Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim kèm đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân suy tim kèm đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2022, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Triệu chứng cơ năng mệt mỏi là 92,9%, triệu chứng khó thở liên quan đến gắng sức xuất hiện ở 78,6%, sụt cân là 69,0%, bệnh nhân đau ngực, đau tức vùng hạ sườn là 61,9%, cơn hen tim và phù phổi cấp là 42,9%. Triệu chứng phù 2 mắt cá chân là triệu chứng thực thể thường gặp nhất ở 88,1% bệnh nhân, tiếng thổi ở tim là 66,7% bệnh nhân, kế đến là mỏm tim lệch trái là 59,5%, ran ở phổi là 50,0%, gan to là 33,3%, các triệu chứng ít hơn là tĩnh mạch cổ nổi là 23,8% và tím da, niêm mạc là 21,4%. Bệnh nhân tăng nồng độ glucose lúc đói (>7,2mmol/l) chiếm 88,1%; Tỷ lệ bệnh nhân tăng chỉ số HbA1c (≥7%) là 95,2%; bệnh nhân có phân suất tống máu ≥45% chiếm 38,1%. Kết luận: Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là mệt mỏi (92,9%), khó thở liên quan đến gắng sức, sụt cân, đau ngực, đau tức vùng hạ sườn; triệu chứng phù 2 mắt cá chân là triệu chứng thực thể thường gặp nhất (88,1%); các chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân như nồng độ glucose lúc đói, chỉ số HbA1c, NT-proBNP, phân suất tống máu đều tăng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2, Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2, Ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020, Hà Nội.
3. Lương Công Thức (2018), Bệnh tim mạch ở người đái tháo đường, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Quân y 103.
4. Lam C (2019), Real world practices and outcomes in the management of heart failure patients with T2DM, Singapore.
5. Sezai A, Sekino H, Unosawa S, Taoka M, Osaka S, Tanaka M (2019), Canagliflozin for Japanese patients with chronic heart failure and type II diabetes, Cardiovasc Diabetol, 18 (1).
6. Tousoulis D, Oikonomou E, Siasos G, Stefanadis C (2014), Diabetes Mellitus and Heart Failure., Eur Cardiol, 9 (1), pp. 37-42.
7. Wojcik C, Warden BA (2019), Mechanisms and Evidence for Heart Failure Benefits from SGLT2 Inhibitors, Curr Cardiol Rep, 21 (10).
8. Zelniker TA, Wiviott SD, Raz I, Im K, Goodrich EL, Bonaca MP, et al (2019), SGLT2 inhibitors for primary and secondary prevention of cardiovascular and renal outcomes in type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis of cardiovascular outcome trials, Lancet, 393 (10166), pp. 31-39.