VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG ĐOẠN GIỮA VÀ DƯỚI ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRIỆT ĐỂ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư thường gặp của ung thư đường tiêu hóa. Tái phát tại chỗ trong điều trị ung thư trực tràng (UTTT) liên quan chặt chẽ tình trạng xâm lấn của u vào mạc treo và mạc của mạc treo trực tràng. Đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ đóng vai trò quyết định trong việc chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp và tình trạng mạc của mạc treo trực tràng cần được xác định rõ tại thời điểm chẩn đoán. Cộng hưởng từ (CHT) là phương tiện hình ảnh có nhiều ưu điểm trong chẩn đoán giai đoạn cũng như tình trạng mạc của mạc treo trực tràng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vai trò của CHT trực tràng trong đánh giá giai đoạn UTTT trước mổ và tiên đoán xâm lấn mạc của mạc treo trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 106 bệnh nhân UTTT đoạn giữa và dưới còn chỉ định phẫu thuật triệt để được chụp CHT vùng chậu để đánh giá giai đoạn UTTT trước mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong thời gian từ 06/2015 đến tháng 03/2018. Kết quả đánh giá giai đoạn trước mổ bằng CHT được so sánh với những đặc điểm giải phẫu bệnh sau mổ. Kết quả: Độ chính xác của CHT đánh giá mức độ xâm lấn xuyên thành trực tràng theo các giai đoạn T1, T2, T3 và T4 lần lượt là 100%, 94,3%, 92,5% và 98,1%. Độ chính xác trong đánh giá di căn hạch theo các giai đoạn N0, N1, N2 lần lượt là 89,6%, 87,7% và 98,1%. CHT chẩn đoán xâm lấn mạc của mạc treo trực tràng với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là 96,2%, 95,0% và 95,3%. Kết luận: CHT vùng chậu là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao để đánh giá giai đoạn UTTT trước mổ và có thể tiên lượng tình trạng xâm lấn diện cắt vòng quanh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng, cộng hưởng từ, mạc của mạc treo trực tràng, diện cắt vòng quanh, đánh giá giai đoạn UTTT
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Văn Trực (2011), "Nghiên cứu giá trị của phương pháp thăm trực tràng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ trong xác định mức xâm lấn của ung thư biểu mô trực tràng được phẫu thuật triệt căn ". Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân y.
3. Grone J., Loch F. N., Taupitz M., et al (2018), Accuracy of Various Lymph Node Staging Criteria in Rectal Cancer with Magnetic Resonance Imaging. J Gastrointest Surg, 22 (1), 146-153.
4. Kim Y. W., Cha S. W., Pyo J., et al (2009), Factors related to preoperative assessment of the circumferential resection margin and the extent of mesorectal invasion by magnetic resonance imaging in rectal cancer: a prospective comparison study. World J Surg, 33 (9), 1952-60.
5. Sauer R., Liersch T., Merkel S., et al (2012), Preoperative versus postoperative chemoradiotherapy for locally advanced rectal cancer: results of the German CAO/ARO/AIO-94 randomized phase III trial after a median follow-up of 11 years. J Clin Oncol, 30 (16), 1926-33.
6. Siegel R., Naishadham D., Jemal A. (2013), Cancer statistics, 2013. CA Cancer J Clin, 63 (1), 11-30.
7. Al-Sukhni Eisar, Milot Laurent, Fruitman Mark, et al (2012), Diagnostic accuracy of MRI for assessment of T category, lymph node metastases, and circumferential resection margin involvement in patients with rectal cancer: a systematic review and meta-analysis. Annals of surgical oncology, 19 (7), 2212-2223.
8. Beets-Tan Regina GH, Lambregts Doenja MJ, Maas Monique, et al (2018), Magnetic resonance imaging for clinical management of rectal cancer: updated recommendations from the 2016 European Society of Gastrointestinal and Abdominal Radiology (ESGAR) consensus meeting. European radiology, 28 (4), 1465-1475.
9. Benson Al B, Venook Alan P, Al-Hawary Mahmoud M, et al (2018), Rectal cancer, version 2.2018, NCCN clinical practice guidelines in oncology. Journal of the National Comprehensive Cancer Network, 16 (7), 874-901.
10. Fernández-Esparrach Glòria, Ayuso-Colella Juan R, Sendino Oriol, et al (2011), EUS and magnetic resonance imaging in the staging of rectal cancer: a prospective and comparative study. Gastrointestinal endoscopy, 74 (2), 347-354.
11. Gao Yuan, Hu Ji-Lin, Zhang Xian-Xiang, et al (2020), Accuracy of endoscopic ultrasound in rectal cancer and its use in transanal endoscopic microsurgery. Minimally Invasive Therapy & Allied Technologies, 29 (2), 90-97.
12. Puli Srinivas R, Bechtold Matthew L, Reddy Jyotsna BK, et al (2009), How good is endoscopic ultrasound in differentiating various T stages of rectal cancer? Meta-analysis and systematic review. Annals of surgical oncology, 16 (2), 254-265.
13. Wolberink Steven VRC, Beets-Tan Regina GH, de Haas-Kock Danielle FM, et al (2009), Multislice CT as a primary screening tool for the prediction of an involved mesorectal fascia
and distant metastases in primary rectal cancer: a multicenter study. Diseases of the colon & rectum, 52 (5), 928-934.
14. Zhang Ge, Cai Yu-zhe, Xu Guo-hui (2016), Diagnostic accuracy of MRI for assessment of T category and circumferential resection margin involvement in patients with rectal cancer: a meta-analysis. Diseases of the Colon & Rectum, 59 (8), 789-799.
15. Puli Srinivas R, Reddy Jyotsna BK, Bechtold Matthew L, et al (2009), Accuracy of endoscopic ultrasound to diagnose nodal invasion by rectal cancers: a meta-analysis and systematic review. Annals of surgical oncology, 16 (5), 1255-1265.