ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY ĐỘ V-VI THEO PHÂN LOẠI SCHATZKER BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA CÓ SỬ DỤNG MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy mâm chày Schatzker loại V, VI là những gãy xương của đầu trên xương chày phạm khớp gối nặng nề, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động gối đáng kể. Kết hợp xương bằng nẹp vít khóa có hỗ trợ bởi màn tăng sáng cho những kiểu gãy này đã được báo cáo với một số kết quả rất khả quan. Nghiên cứu của chúng tôi tin rằng tiếp thêm bằng chứng cho thấy hiệu quả của phương pháp này cho các bệnh nhân với kiểu gãy mâm chày Schatzker loại V, VI. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá nắn chỉnh, thời gian liền xương và phục hồi chức năng của các bệnh nhân gãy mâm chày Schatzker loại V, VI được kết hợp xương bằng nẹp vít khóa có hỗ trợ màn tăng sáng. Phương pháp, đối tượng: Từ tháng 2/2019 đến tháng 8/2020 chúng tôi đã điều trị cho 40 bệnh nhân gãy mâm chày Schatzker loại V, VI theo phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít khóa có hỗ trợ màn tăng sáng. Đánh giá kết quả dựa trên 2 thang điểm Larson-Botsman và thang điểm Rasmussen. Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều liền xương, nắn chỉnh hết di lệch đạt 92,5%, di lệch chấp nhận được 7,5%. Biến chứng nhiễm trùng nông gặp 2 trường hợp (5,0%) thành công điều trị kháng sinh tích cực sớm và chăm sóc vết thương. Phục hồi chức năng đạt rất tốt 85,0% và tốt là 15,0% theo thang điểm Rasmussen. Kết luận: Kết hợp xương nẹp khóa và hỗ trợ màn tăng sáng để điều trị gãy xương mâm chày Schatzker V, VI đã cho kết quả nắn chỉnh thành công cao, thời gian lành xương sớm và phục hồi chức năng rất tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy mâm chày Schatzker V, VI, Nẹp khóa, màn tăng sáng
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Đăng Ninh, Trần Đình Chiến (2006) “Chấn thương vùng gối.”, Bệnh học chấn thương chỉnh hình, Học viện quân y, tr131 - 135.
3. Nguyễn Văn Quang (2005) “Sinh cơ học khớp gối”, Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần thứ 12 Hội Chấn Thương Chỉnh hình TP HCM, tr 96 - 103.
4. Nguyễn Xuân Thùy (2016), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Chấn Thương Chỉnh Hình Việt Nam 2016 (Số đặc biệt), tr 226-231.
5. Phan Trung Trực (2010), Điều trị phẫu thuật gãy kín mâm chày phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp vít nâng đỡ, phẫu thuật can thiệp tối thiểu, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Christoph Sommer (2017), "Locking plates.", AO Principles of Fracture Management, 3rd Ed, Volume 1, Section 3, 269-308.
7. G Thiruvengita Prasad, Eds (2013), “Functional outcome of Schatzker type V and VI tibial plateau fractures treated with dual plates.”, Indian J Orthop, Vol 47, 188–194.
8. Hemil M, Erik N K, Daniel S H (2020), "Tibial Plateau Fractures.", Rockwood and Green's fractures in adults, 9th Edition, Wolters Kluwer, Philadelphia, 4231-4329.
9. Kumar, S., Gupta, A., Gill, S. P. S., Kumar, D., Singh, J., & Singh, P (2016), "Results of Single Lateral Locked Plate in Complex Schatzker Type V and VI Tibial Plateau Fractures Using Minimally Invasive Fixation Technique." Surgical Experience in 46 Fractures. IOSR Journal of Dental and Medical Sciences, 15 59-64.
10. Mọrdian Sven (2015), "Outcome of angular stable locking plate fixation of tibial plateau fractures Midterm results in 101 patients.", Indian J Orthop, 49(6), 620-629.
11. Nikolaou Vassilios S., Eds (2011), “Proximal tibial fractures: early experience using polyaxial locking-plate technology”, International orthopaedics original paper (No 35), pp1215-1221.
12. Rohra, N., Suri, H. S., & Gangrade, K (2016), "Functional and radiological outcome of Schatzker type V and VI tibial plateau fracture treatment with dual plates with minimum 3 years follow-up: a prospective study.", Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 10(5), RC05.
13. Wiss D.A., Watson J.T (1996), "Fractures of the proximal tibia and fibula." Fractures in adults, Vol. 2, 1919 - 1956.