TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỪ 12 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022

Hồ Viết Ân1,, Bùi Thị Lệ Uyên2
1 Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng trong sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho trẻ, gia đình và xã hội, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1776 trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi đang sống tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là 18,7%, suy dinh dưỡng nhẹ cân là 8,4% và suy dinh dưỡng gầy còm là 3,6%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi vừa chiếm 94,3%, nặng là 5,7%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân vừa chiếm 96,7%, nặng là 3,3%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng gầy còm vừa chiếm 96,9%, nặng là 3,1%. Có mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, tiền sử bệnh nhiễm khuẩn, uống bổ sung canxi, sắt trong khi mang thai với suy dinh dưỡng thấp còi (p<0,05); Có mối liên quan giữa cân nặng khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa với suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng gầy còm (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức của phụ nữ mang thai về xây dựng các hành vi chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong khi mang thai và trẻ sau khi sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi. 2016.
2. Bhutta ZA, Berkley JA, Bandsma RHJ, Kerac M, Trehan I, Briend A. Severe childhood malnutrition. Nat Rev Dis Primers. 2017 Sep 21; 3:17067. doi: 10.1038/nrdp.2017.67.
3. Bệnh viện Quân Y 103. Chế độ cho trẻ suy dinh dưỡng. 2020.
4. Blankenship JL, Rudert C, Aguayo VM. Triple trouble: Understanding the burden of child undernutrition, micronutrient deficiencies, and overweight in East Asia and the Pacific. Matern Child Nutr. 2020 Oct;16 Suppl 2(Suppl 2): e12950. doi: 10.1111/mcn.12950.
5. Nguyễn Xuân Hùng. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 2020.
6. Vũ Thị Thu Hiền. Suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12-36 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức - Hà Nội. Tạp chí Y học dự phòng. 2014. 14 (6). 90.
7. Nguyễn Thị Hương, Phạm Văn Thân. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Y học dự phòng. 2016. 26 (7). 71.
8. Usman MA, Kornher L, Sakketa TG. Do non-maternal adult female household members influence child nutrition? Empirical evidence from Ethiopia. Matern Child Nutr. 2021 Jul;17 Suppl 1(Suppl 1): e13123. doi: 10.1111/mcn.13123.
9. Lương Tuấn Dũng và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã Phúc Thịnh, Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2012. Tạp chí Y học thực hành. 2013. (12). 21-24.
10. World Health Organization. WHO child growth standards: length/height-for-age, weight-forage, weight-for-length, weight-for-height, and body mass index-for-age: methods and development. 2006.
11. Hoàng Minh Chính, Đào Quang Minh. Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2014. Tạp chí Y học cộng đồng. 2019. (3). 154-157.
12. Lê Thị Thu Hà. Suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã Miền núi huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình năm 2019. Trường Đại học Thăng Long. 2019.