ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐĨA, HÀN LIÊN THÂN ĐỐT LỐI TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý do đĩa đệm cột sống cổ thoái hóa thoát vị, gây chèn ép tủy cổ hoặc rễ thần kinh. Phương pháp điều trị phẫu thuật lối trước lấy đĩa đệm hàn liên thân đốt sống bằng xương tự thân từ mào chậu là một tiêu chuẩn vàng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp cắt đĩa, hàn liên thân đốt lối trước tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được phẫu thuật bằng phương pháp cắt đĩa, hàn liên thân đốt lối trước tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 02/2021 đến 11/2021. Kết quả: Bệnh nhân có hội chứng tủy gặp nhiều nhất (77,8%); hội chứng rễ thấp nhất (5,6%); hội chứng tủy-rễ (16,6%). Vị trí thoát vị: tầng C4-C5 nhiều nhất (44,4%), tầng C5-C6 (36,1%). Mức độ phục hồi độ ưỡn cột sống sau mổ là 80,1%. Tỷ lệ phục hồi R-R của thang điểm JOA: 88,24% đạt kết quả tốt và rất tốt, tạm chấp nhận 11,76%. Kết luận: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được phẫu thuật cắt đĩa, hàn liên thân đốt lối trước giúp giải phóng chèn ép tuỷ và rễ thần kinh, với tỉ lệ phục hồi giải phẫu và chức năng rất cao, qua đó đem lại khả năng hoạt động bình thường cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật cắt đĩa, hàn liên thân đốt lối trước, xương ghép tự thân, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Văn Chiến (2016), “Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp”, Luận văn Tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
3. Hồ Hữu Lương (2019), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bùi Tiến Nguyện (2021), “Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng kĩ thuật ACDF tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Trọng Sanh (2010), “Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường mổ cổ trước bên tại Bệnh viện Việt Đức”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Tuyên (2016), “Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và nẹp vít cột sống cổ lối trước”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Gaetani P. et al. (1995), “Anterior cervical discectomy: an analysis on clinical long-term results in 153 cases”, J Neurosurg Sci, 39(4), pp.211-218.
8. Japanese Clinical Orthopaedic Association (1994), “Japanese Orthopaedic Association Scoring system for cervical myelopathy”, The Journal of the Japanese Clinical Orthopaedic Association, 68(1994), pp.490-503.
9. Lundine K. M., Rogers M. et al. (2014), “Prevalence of adjacent segment disc degeneration in patients undergoing anterior cervical discectomy and fusion based onpre-operative MRI findings”, Journal of Clinical Neuroscience, 21(1), pp. 82-85.
10. Radhakrishnan K. et al. (1994), “Epidemiology of cervical radiculopathy. A population-based study from Rochester, Minnesota, 1976 through 1990”, Brain, 117(1), pp.325-335.
11. Tanaka Y., Kokubun S., Sato T. (1998), “Cervical radiculopathy and its unsolved problems”, Current Orthopaedics, 12(1), pp.1-6.
12. Wei L., Cao P., Xu C. et al. (2018), “Clinical and Radiologic Results of Anterior Cervical Discectomy and Fusion for Cervical Spondylotic Myelopathy in Elderly Patients with T2-Weighted Increased Signal Intensity”, World Neurosurg, 112(7), pp.520-526.
13. Yson S. C. et al. (2017), “Comparison of allograft and polyetheretherketone (PEEK) cage subsidence rates in anterior cervical discectomy and fusion (ACDF)”, Journal of Clinical Neuroscience, 37(2017), pp.118-121.