KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠM THỜI U QUANH BÓNG VATER BẰNG PHẪU THUẬT NỐI MẬT RUỘT VÀ NỐI VỊ TRÀNG NĂM 2021-2023

Đặng Thị Kim Liên1,, Phạm Văn Lình2, Đặng Hồng Quân3
1 Trường ĐHYD Cần Thơ
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U quanh bóng Vater chiếm tỷ lệ nhỏ trong các tân sinh của đường tiêu hóa và có xu hướng gia tăng. Nối mật ruột và nối vị tràng là phẫu thuật điều trị tạm thời cho bệnh nhân quá khả năng phẫu thuật triệt căn nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý u quanh bóng Vater; (2) Đánh giá kết quả điều trị tạm thời bệnh lý u quanh bóng Vater bằng phẫu thuật nối mật ruột và nối vị tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 35 bệnh nhân được điều trị tạm thời bệnh lý u quanh bóng Vater bằng phẫu thuật nối mật ruột và nối vị tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 61,4±10. Tỷ số nam:nữ xấp xỉ 1,2:1. Triệu chứng thường gặp nhất là vàng da 88,6% và đau bụng 77,1%, sụt cân 45,7%, ngứa 42,9% và ăn khó tiêu 31,4%. CT scan phát hiện 85,3% u. Phẫu thuật nối mật ruột và nối vị tràng kiểu Warren 74,3%, kiểu Roux-en-Y là 25,7%. Thời gian mổ trung bình là 133,4±41,2phút. Biến chứng sau mổ gồm nhiễm trùng vết mổ 14,3%, chậm làm trống dạ dày 17,1%, xuất huyết tiêu hóa 2,9%, rò tụy 2,9%. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 7,7±1,8ngày. Kết luận: Phẫu thuật nối mật ruột và nối vị tràng an toàn, giải quyết triệu chứng do u chèn ép nhưng chỉ tạm thời, có ý nghĩa như một điều trị giảm nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Năng. Ngoại bệnh lý 1 (Cấp cứu bụng, Tiêu hóa, Ngoại nhi). NXB Đại học Cần Thơ. 2021. 178.
2. Kang C. M., Lee J. H., Choi J. K., Hwang H. K., Chung J. U., et al. Can we recommend surgical treatment to the octogenarian with periampullary cancer?: National database analysis in South Korea. Eur J Cancer. 2021. 144, 81-90. DOI: 10.1016/j.ejca.2020.10.039.
3. Zinner M. J., Stanley W. A. Maingot's Abdominal Operations, 13e. McGraw-Hill Companies, Incorporated, 2019.
4. Evans D. B. What Makes a Pancreatic Cancer Resectable?. American Society of Clinical Oncology Educational Book. 2018. 38, 300-305, DOI: 10.1200/EDBK_200861
5. Tewari M. Surgery for Pancreatic and Periampullary Cancer: Principles and Practice. Springer. 2018. 29.
6. Abon J. C. R., Berberabe A. B. Current Epidemiology of Periampullary Malignancies in a Tertiary Referral Center in the Philippines: A Five-Year Review. Acta Medica Philippina. 2022. 56(14), https://doi.org/10.47895/amp.vi0.3952.
7. Syaiful R. A, Mazni Y., Amalia G., Rahadiani N., Toar Jean Maurice Lalisang T.J.M. Survival Analysis of Palliative Surgery of Advanced Stage Periampullary Cancer. Journal of the Pancreas. 2020. 21(1), 7-12.
8. Lee K. J., Yi S. W., Chung M. J., Park S. W., Song S. Y. et al. Serum CA19-9 and CEA levels as a prognostic factor in pancreatic adenocarcinoma. Yonsei medical journal. 2013. 54(3), 643649, https://doi.org/10.3349/ymj.2013.54.3.643.
9. Nguyễn Anh Binh. Kết quả phẫu thuật nối tắt mật ruột trên bệnh nhân ung thư quanh bóng Vater. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017.
10. Đoàn Tiến Mỹ, Phạm Hữu Chí Thiện, Nguyễn Nguyễn Khôi, Nguyễn Tường Khoa, Đồng Ngọc Quang và cộng sự. Giá trị CA19-9 trong tiên đoán khả năng phẫu thuật triệt để ung thư đầu tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy. 2020.
11. Lesurtel M., Dehni N., Tiret E., Parc R. Paye F. Palliative surgery for unresectable pancreatic and periampullary cancer: a reappraisal. Journal of gastrointestinal surgery: official journal of the Society for Surgery of the Alimentary Tract. 2006. 10(2), 286-291, https://doi.org/10.1016/j.gassur.2005.05.011.
12. Wellner U. F., Makowiec F., Bausch D., Höppner J., Sick O. et al. Locally advanced pancreatic head cancer: margin-positive resection or bypass?. ISRN surgery. 2012. 513241, https://doi.org/10.5402/2012/513241.