ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG TĂNG TRIGLYCERIDE ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Lê Doãn Khánh1,, Nguyễn Phúc Đức1, Dương Vũ Liêm1, Lê Kim Vân Anh1, Nguyễn Thị Huệ1, Đoàn Thị Thanh Thảo1, Châu Quốc Vinh1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (TPTTBMNV) thường được thực hiện trên máy đếm tế bào máu tự động, máy hoạt động dựa trên nguyên lý về ánh sáng và quang học là chủ yếu. Tỷ lệ các mẫu máu tăng lipid máu gây đục huyết tương dao động từ 0,5-2,5%, và tình trạng đục huyết tương là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác của nguyên lý này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (TPTTBMNV) bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng lipid máu và ngưỡng tăng lipid máu có ảnh hưởng đến kết quả TPTTBMNV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu máu chống đông EDTA của người bệnh có thực hiện xét nghiệm TPTTBMNV và có thực hiện xét nghiệm triglyceride ≥ 3,4mmol/L tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ các chỉ số TPTTBMNV bị thay đổi ở mẫu triglyceride ≥3,4mmol/L: HGB (100%), MCH (100%), RBC (80%), HCT (86%), MCHC (78%), RDW (92%), WBC (64%), PLT (50%). Triglyceride=4,2mmol/L (mẫu có nồng độ thấp nhất ở nhóm triglyceride >3,4mmol/L) được chọn làm mốc nồng độ triglyceride ảnh hưởng lên một số chỉ số TPTTBMNV. Kết luận: Tăng triglyceride ≥3,4mmol/L gây ảnh hưởng hầu hết đến các chỉ số TPTTBMNV, trong đó RBC, HGB, HCT, MCH, MCHC thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cantero, M., Conejo, J. R., and Jimenez, A. (1996), Interference from lipemia in cell count by hematology analyzers, Clin Chem, 42(6 Pt 1), pp.987-995.
2. Corporation, Nihon Kohden (2013), Automated Hematology Annalyzer MEK-7300K, Japan
3. Diagnostics, Roche (2019), Serum Indices: Reduction of clinical errors in laboratory medicine, Germany.
4. Kroll, M. H., & Elin, R. J. (1994), “Interference with clinical laboratory analyses”, Clinical chemistry. 40(11), pp.1996-2005.
5. Lippi, G., et al. (2013), “Preanalytical quality improvement: in quality we trust”, Clin Chem Lab Med. 51(1), pp.223-224.
6. Mohammad H. Sadeghian, et al. (2008), “Correlation Between Hyperlipemia and Erythrocytes Indexes”, Uluslararasi Hematoloji-Onkoloji Dergisi, pp.150-154
7. Nikolac, N. (2014), “Lipemia: causes, interference mechanisms, detection and management”, Biochem Med (Zagreb). 24(1), pp.57-61.
8. Nívea Nara N. Andrade, Marcio V. Oliveira, and Souza, and Claudio L. (2106), “Procedures to minimize interference of hypertriglyceridemia in laboratory exams of lipemic samples in acute pancreatitis: a case report”, J Bras Patol Med Lab, 52(2), pp.103-106
9. Seyedeh Niloofar Hashemi, et al. (2020), “The effects of Hyperglycemia and Hyperlipidemia on blood indices”, Journal of Advanced Pharmacy Education & Research, pp.109-110.
10.Su-Gen Zeng, et al. (2013), “A Simple, Fast Correction Method of Triglyceride Interference in Blood Hemoglobin Automated Measurement”, Journal of Clinical Laboratory Analysis, pp.341-345.