NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Giang Phúc Khánh1,, Nguyễn Ngọc Phương Thảo2, Đặng Duy Khánh1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguyên phát và thứ phát của bệnh mạch máu do xơ vữa động mạch, đặc biệt là bệnh động mạch vành. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng thuốc và đánh giá tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 222 bệnh nhân điều trị tại phòng khám ngoại trú của bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ 01/4/2021-30/4/2022. Cơ sở đánh giá tính hợp lý dựa trên khuyến cáo của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam 2015 và ESC/EAS 2019. Dữ liệu được thu thập từ bệnh nhân ngoại trú và phỏng vấn bệnh nhân. Kết quả: Nhóm statin được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 95,5%; statin cường độ trung bình chiếm ưu thế với 77,5%, trong đó rosuvastatin 10 mg (33,2%), rosuvastatin 5mg (23,1%), atorvastatin 10mg (18,2%). Tỷ lệ phác đồ đơn trị và đa trị lần lượt là 99,5% và 0,5%. Tỷ lệ quyết định khởi đầu điều trị bằng thuốc hợp lý là 94,6%; lựa chọn thuốc khởi đầu điều trị hợp lý 42,9%; liều khởi đầu theo chức năng gan hợp lý 99,5%; liều khởi đầu theo chức năng thận hợp lý 97,7%; tương tác thuốc bất lợi trong đơn hợp lý 78,4%. Tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hợp lý chung là 33,6%. Kết luận: Phác đồ statin được ưu tiên lựa chọn trong điều trị rối loạn lipid máu, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng thuốc hợp lý còn thấp, do đó các bác sĩ nên cập nhật thêm các khuyến cáo điều trị hiện tại, cá thể hóa từng bệnh nhân để có thể lựa chọn thuốc điều trị hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Phú Nguyên Thảo (2020), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Toàn Thắng (2013), “Đánh giá sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại Viện Y học hàng không”, Luận án dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Trương Huỳnh Kim Ngọc (2017), “Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
4. Trương Quang Thái (2021), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nội trú tại bệnh viện trường Đại học y dược Cần Thơ”, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Genest J. & Libby P. (2011), “Lipoprotein disorders and cardiovascular disease - Chapter 47”, Braunwald's Heart Disease 9th edition.
6. Rader, D. J., & Khetarpal, S. A., (2015), “Lipoprotein Physiology”, Dyslipidemias, pp.1-12.
7. Statista Research Department (2020), Main causes of deaths based on the number of deaths in Vietnam in 2017, [cited 2021 January 17], Available from: https://www.statista.com/statistics/1107639/vietnam-number-of-deaths-by-cause/8.
8. Tsao, C. W., A. W. Aday, Z. I. Almarzooq, et al. (2022), “Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report From the American Heart Association”, Circulation, 145(8), pp.e153-e639.
9. Mach F., Baigent C., Catapano A. L., et al. (2019), “2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk”, European Heart Journal, 41(1), pp.111-188.
10.Park J. E., Chiang C. E., Munawar M., et al. (2012), “Lipid-lowering treatment in hypercholesterolaemic patients: the CEPHEUS Pan-Asian survey”, Eur J Prev Cardiol, 19(4), pp.781-794.