XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIAE SINH CARBAPENEMASE ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CÁC MẪU BỆNH PHẨM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Chí Nguyễn1,, Nguyễn Dương Hiển2, Lê Thúy An2, Nguyễn Thị Diệu Hiền3, Trần Đỗ Hùng4
1 Bệnh viện Đa khoa Cái Nước
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Klebsiella pneumoniae là một trong những vi khuẩn gây bệnh quan trọng trên người, đặc biệt là Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase (CPKP),vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh và gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng con người. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ CPKP trên quần thể Klebsiella pneumoniae phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm và một số yếu tố liên quan; 2. Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của CPKP phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 345 chủng K. pneumoniae phân lập, xác định, làm kháng sinh đồ bằng phương pháp đo MIC trên hệ thống máy kháng sinh đồ tự động và xác định các yếu tố liên quan. Biện luận kết quả kháng sinh đồ theo chuẩn CLSI 2020. Xác định CPKP theo kỹ thuật ức chế carbapenem cải tiến. Kết quả: Có 110 chủng CPKP đã được phân lập trong tổng số 345 chủng K. pneumoniae chiếm tỷ lệ 31,9%. Có sự liên quan giữa loại bệnh phẩm, khoa phòng với tỷ lệ CPKP (p<0,05). Tất cả chủng CPKP trong nghiên cứu đều đề kháng với penicillin và cefazolin. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh đối với các kháng sinh piperacillin-tazobactam,, cefepime, amikacin, ciprofloxacin, imipenem của các chủng CPKP cao hơn các chủng non-CPKP, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ CPKP chiếm 31,9 % và CPKP đề kháng đa kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức minh, và cộng sự (2014), “Khảo sát sự kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập được tại viện Pasteur, TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, Số 61, tr.146-155.
2. Trần Diệu Linh (2017), “Nghiên cứu ở mức độ phân tử khả năng kháng carbapenem của một sốvi khuẩn Gram âm phân lập từ bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Quân Đội 108”,Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
3. Lương Hồng Loan, Huỳnh Minh Tuấn (2020), “Trực khuẩn Gram âm tiết ESBL, AmpC, Carbapenemase và phổ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 24 (2), tr.223-229.
4. Nguyễn Quốc Trung, Phạm Thái Bình, Võ Phương Linh, Cao Minh Nga (2019), “Khảo sát in vitro sự phối hợp beta-lactam với một số kháng sinh trên Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae đa kháng”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr.100-106.
5. Phạm Thị Vân, Hà Thị Thu Vân, Nguyễn Thái Sơn (2017), “Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các chủng Enterobacterriaceae sinh β - Lactamase phổ rộng, carbapenemase phân lập tại Bệnh viện Quân Y 103 giai đoạn 2014-2016”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 1(458), tr.4-7.
6. Chiu S. K., Ma L., Chan M. C., Lin Y. T., et al. (2018), “Carbapenem Nonsusceptible Klebsiella pneumoniae in Taiwan: Dissemination and Increasing Resistance of Carbapenemase Producers During 2012-2015”, Sci Rep, 8(1), pp.8468.
7. Clinical and Laboratory Standards Institute (2020), Preformance standards for antimicrobial susceptibility testing; Thirty infomational supplement, M100-S30., 40(1), pp.118-130.
8. Gurung S., Kafle S., Dhungel B., Adhikari N. (2020), “Detection of OXA-48 Gene in Carbapenem-Resistant Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae from Urine Samples”, 13, pp.2311-2321.
9. Jeong S. H., Kim H. S., Kim J. S., Shin D. H., et al. (2016), “Prevalence and Molecular Characteristics of Carbapenemase-Producing Enterobacteriaceae From Five Hospitals in Korea”, Ann Lab Med, 36(6), pp.529-535.
10.Navon-Venezia S, Kondratyeva K, Carattoli A (2017), “Klebsiella pneumoniae: a major worldwide source and shuttle for antibiotic resistance”, FEMS Microbiology Reviews, 41(3), pp.252-275.
11.Padmini N, Ajilda A A K, Sivakumar N, Selvakumar G (2017), “Extended spectrum β-lactamase producing Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae: critical tools for antibiotic resistance pattern”, 57(6), pp.460-470.
12.World Health Organization (WHO) (2017), Global priority list of antibiotic-resistant bacteria to guide research, discovery, and development of new antibiotics, pp.5-7.