ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP CHẬM BẰNG CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN

Nguyễn Văn Nhân1,, Trương Tú Trạch2, Trần Viết An3
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp rối loạn nhịp chậm khi nguyên nhân không thể phục hồi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nhịp tim chậm bằng cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên trên 55 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Kết quả: Trong 40 bệnh nhân hội chứng suy nút xoang và 15 bệnh nhân blốc nhĩ thất được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, 100% trường hợp tiếp cận tĩnh mạch bằng tĩnh mạch nách, 100% vị trí điện cực thất được đặt tại vách liên thất phải, 87,3% bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 2 buồng. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%, đạt kết quả tốt về lâm sàng sau 3 tháng là 85,5%. Bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 2 buồng có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về phân suất tống máu thất trái cũng như giảm áp lực động mạch phổi tâm thu sau 3 tháng so với trước khi cấy máy (p <0,001). Kết luận: Kỹ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn nhịp chậm với thành công về kỹ thuật và lâm sàng cao, tỷ lệ xảy ra biến chứng thấp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsao C.W., Aday A.W., Almarzooq Z.I., Anderson C.A.M., Arora P., et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2023 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2023. 147(8), 93-621, doi:10.1161/CIR.0000000000001123.
2. Sidhu S., Marine J.E. Evaluating and managing bradycardia. Trends Cardiovasc Med. 2020. 30(5), 265-272, https://doi.org/10.1016/j.tcm.2019.07.001.
3. Kusumoto F.M and GoldSchager N. Pace-makers: type, function, and indications. Seminars in Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2000. 4(3), 122-137, doi: 10.1053/scva.2000.84
4. Cano Ó., Andrés A., Alonso P., Osca J., Sancho-Tello M.J. et al. Incidence and predictors of clinically relevant cardiac perforation associated with systematic implantation of active-fixation pacing and defibrillation leads: a single-centre experience with over 3800 implanted leads. Europace. 2017. 19(1), 96-102, doi: 10.1093/europace/euv410.
5. Kenneth A.E., Bruce L.W., Kay N.G., Lau C.P. Clinical cardiac pacing, defibrillation, and resynchronization therapy. Elsevier. 2017. 500-808.
6. Glikson M., Nielsen J.C., Kronborg M.B., Michowitz Y., Auricchio A., et al. 2021 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy: Developed by the Task Force on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA). Rev Esp Cardiol. 2021. 42(35), 3427-3520, doi: 10.1093/eurheartj/ehab364.
7. Huỳnh Van Minh̆ , Hoàng Anh Tiến, Đoàn Khánh Hùng, Nguyễn Vũ Phòng, Ngô Viết Lâm và cộng sự. Nghiên cứu áp dụng tạo nhịp tim vĩnh viễn và tối ưu hóa lập trình tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học. 2018. 8(3), 114-121, doi: 10.34071/jmp.2018.3.18.
8. Kerola T., Eranti A., Aro A.L., Haukilahti M. A., Holkeri A. et al. Risk Factors Associated With
Atrioventricular Block. JAMA Netw Open. 2019. 2(5), 1-13, doi: 10.1001/jamanetworkopen.2019.4176.
9. Bạch Thị Hoa, Phạm Như Hùng và Nguyễn Thị Phương Thảo. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh rối loạn nhịp chậm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 507(1), 86-90, doi: 10.51298/vmj.v507i1.1327.
10. Tjong F.V.Y., de Ruijter U.W., Beurskens N.E.G., Knops R.E. A comprehensive scoping review on transvenous temporary pacing therapy. Neth Heart J. 2019. 27(10), 462-473, doi:
10.1007/s12471-019-01307-x.
11. Polyzos K. A., Konstantelias A.A., Falagas M.E. Risk factors for cardiac implantable electronic device infection: a systematic review and meta-analysis. Europace. 2015. 17(5), 767-77, doi: 10.1093/europace/euv053.
12. Liu P., Zhou Y.F., Yang P., Gao Y.S., Zhao G.R., et al. Optimized Axillary Vein Technique versus Subclavian Vein Technique in Cardiovascular Implantable Electronic Device Implantation: A Randomized Controlled Study. Chin Med J (Engl). 2016. 129(22), 2647-2651, doi: 10.4103/0366-6999.193462.
13. Burri H., Starck C., Auricchio A., Biffi M., Burri M., et al. EHRA expert consensus statement and practical guide on optimal implantation technique for conventional pacemakers and implantable cardioverter-defibrillators: endorsed by the Heart Rhythm Society (HRS), the Asia Pacific Heart Rhythm Society (APHRS), and the Latin-American Heart Rhythm Society (LAHRS). Europace. 2021. 23(7), 983-1008, doi: 10.1093/europace/euaa367.
14. Lamas G.A., Lee K.L., Sweeney M.O., Silverman R., Leon A., et al. Ventricular pacing or dualchamber pacing for sinus-node dysfunction. N Engl J Med. 2002. 346(24), 1854-62, doi: 10.1056/NEJMoa013040.
15. Đoàn Chí Thắng, Ngô Lâm Sơn, Mai Xuân Anh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2021. 98, 74-82, doi: 10.58354/jvc.98.2021.97.