GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN XÂM LẤN TẠI CHỖ VÀ DI CĂN HẠCH VÙNG CỦA UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Sơn Thị Minh Nhi1,, Nguyễn Vũ Đằng2, Phù Trí Nghĩa2, Tô Anh Quân2, Võ Trọng Nguyên2, Nguyễn Thị Thảo Trang2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là một trong những ung thư thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Chẩn đoán sớm và đánh giá chính xác giai đoạn bệnh là rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cộng hưởng từ (MRI) là phương tiện hình ảnh có nhiều ưu điểm trong chẩn đoán giai đoạn cũng như tình trạng cân mạc treo trực tràng (MRF – mesorectal fascia). Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn xâm lấn tại chỗ và di căn hạch vùng trên bệnh nhân ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên những bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ, được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 53 trường hợp ung thư trực tràng (31 nam và 22 nữ), có độ tuổi từ 37-85 tuổi. Cộng hưởng từ có thể đánh giá chính xác giai đoạn xâm lấn tại chỗ của ung thư trực tràng trong 92,4% trường hợp. Cộng hưởng từ đánh giá xâm lấn cân mạc treo trực tràng với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là 93,3%, 92,1% và 92,5%. Độ chính xác trong đánh giá di căn hạch vùng theo các giai đoạn trung bình là 86,7%. Kết luận: Cộng hưởng từ là phương tiện hình ảnh có độ chính xác cao để đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ và từ đó lập kế hoạch điều trị ung thư trực tràng thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Công Khánh, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Hoàng Bắc. Cộng hưởng từ đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng đoạn giữa đoạn dưới được phẫu thuật triệt căn. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23(1), 220-225.
2. Bates D.D.B., Homsi M.E., Chang K.J., Lalwani N., Horvat N., et al. MRI for Rectal Cancer: Staging, mrCRM, EMVI, Lymph Node Staging and Post-Treatment Response. Clin Colorectal Cancer. 2022. 21(1), 10-18, https://doi.org/10.1016/j.clcc.2021.10.007.
3. Natally H., Camila C., Brunna C., Iva P., and Marc J.G. MRI of Rectal Cancer: Tumor Staging, Imaging Techniques, and Management. RadioGraphics. 2019. 39(2), 367-387, https://doi.org/10.1148/rg.2019180114.
4. Zhang G., Cai Y.Z., Xu G.H. Diagnostic Accuracy of MRI for Assessment of T Category and Circumferential Resection Margin Involvement in Patients With Rectal Cancer: A Meta-Analysis. Dis Colon Rectum. 2016. 59(8), 789-799, https://doi.org/10.1097/dcr.0000000000000611.
5. Beets-Tan RG. MRI in rectal cancer: the T stage and circumferential resection margin. Colorectal Dis. 2003. 5(5), 392-395, https://doi.org/10.1046/j.1463-1318.2003.00518.x.
6. Cianci R., Cristel G., Agostini A., Ambrosini R., Calistri L., et al. MRI for Rectal Cancer
Primary Staging and Restaging After Neoadjuvant Chemoradiation Therapy: How to Do It During Daily Clinical Practice. European Journal Radiology. 2020. 131, 109238, https://doi.org/10.1016/j.ejrad.2020.109238.
7. Phạm Ngọc Hoa, Võ Tấn Đức, Hồ Hoàng Phương, Đỗ Hải Thanh Anh. Nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn ung thư biểu mô trực tràng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2009. 13(1), 284-291.
8. Granero-Castro P., Muñoz E., Frasson M., García-Granero A., Esclapez P., et al. Evaluation of mesorectal fascia in mid and low anterior rectal cancer using endorectal ultrasound is feasible and reliable: a comparison with MRI findings. Disease Colon Rectum. 2014. 57(6), 709-714, https://doi.org/10.1097/dcr.0000000000000096.
9. Santiago I, Figueiredo N, Parés O, et al. MRI of rectal cancer—relevant anatomy and staging key points. Insights Imaging, 2020, 11(1), 100, https://doi.org/10.1186/s13244-020-00890-7.
10. Almlöv K., Woisetschläger M., Loftås P., Hallböök O., Elander N.O., et al. MRI Lymph Node Evaluation for Prediction of Metastases in Rectal Cancer. Anticancer Research. 2020. 40(5), 2757-2763, https://doi.org/10.21873/anticanres.14247.