NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1,5 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021 – 2023

Trần Thùy An1,, Nguyễn Vũ Đằng1, Tô Anh Quân1, Lê Võ Nhật Thành1, Nguyễn Thị Thảo Trang1, Nguyễn Vương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sụn viền và gân cơ vùng chóp xoay giữ vai trò quan trọng trong tính ổn định của khớp vai, tổn thương sẽ dẫn đến đau vai và mất chức năng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong tổn thương khớp vai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh, tính giá trị chẩn đoán trên 75 bệnh nhân chụp cộng hưởng từ khớp vai 1,5 Tesla được phẫu thuật nội soi khớp vai hoặc có tiêm thuốc tương phản nội khớp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 03/2021 đến 03/2023. Xử lí kết quả bằng SPSS 20.0 Kết quả: Tuổi trung bình là 55 ± 11,98, bệnh nhân cao tuổi nhất là 78, nhỏ nhất 20 tuổi. Nam có tỉ lệ tổn thương khớp vai nhiều hơn nữ. Đặc điểm hình ảnh trên MRI 1,5 Tesla: Tổn thương chóp xoay nhiều nhất ở gân cơ trên gai với 62,7% trong đó chiếm đa số là đứt hoàn toàn (79,7%) và kích thước vừa (55,1%); 29,3% tổn thương sụn viền, chủ yếu tổn thương SLAP. Đặc điểm MRA 1,5 Tesla đánh giá tổn thương khớp vai có chỉ số đồng thuận tốt và rất tốt so với MRI 1,5 Tesla. Giá trị của MRI 1,5 Tesla đánh giá tổn thương khớp vai: đánh giá loại, kích thước tổn thương gân cơ chóp xoay có độ nhạy và độ đặc hiệu 100%, đánh giá mức độ tổn thương có độ nhạy 50 – 85,5% và độ đặc hiệu 66,67 – 87,5%.; đánh giá tổn thương đầu dài cơ nhị đầu, tổn thương sụn viền có độ nhạy 85,7 – 100% và độ đặc hiệu 100%. Kết luận: Hình ảnh cộng hưởng từ khớp vai 1,5 Tesla có giá trị cao trong đánh giá tổn thương khớp vai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Duy Dũng. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108; 2020. 177.
2. Phan Châu Hà. Báo cáo kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khớp vai với tiêm tương phản từ nội khớp. Tạp chí Y học TP HCM; 2007, 11(1), tr. 10-16.
3. Tăng Hà Nam Anh. Kết quả điều trị rách chóp xoay qua nội soi. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2014. 158.
4. Schröder R. J., Bostanjoglo M., Kääb M., Herzog H. et al. Accuracy of routine MRI in lesions of the supraspinatus tendon--comparison with surgical findings, Rofo; 2003, 175(7), pp. 920928. https://doi.org/10.1055/s-2003-40431.
5. Roy J. S., Braën C., Leblond J., Desmeules F. et al. Diagnostic accuracy of ultrasonography, MRI and MR arthrography in the characterisation of rotator cuff disorders: a systematic review and meta-analysis. Br J Sports Med; 2015, 49(20), pp. 1316-1328. https://doi.org/10.1136/bjsports-2014-094148.
6. Nguyễn Thị Minh Trang, Đỗ Hải Thanh Anh, Lê Quang Khang, Nguyễn Thị Thùy Linh và cộng sự. Vai trò của cộng hưởng từ không tiêm tương phản nội khớp trong chẩn đoán rách chóp xoay. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh; 2021, 25, tr. 74-79.
7. Liu F., Dong J., Shen W. J., Kang Q. et al. Detecting Rotator Cuff Tears: A Network Metaanalysis of 144 Diagnostic Studies, Orthop J Sports Med; 2020, 8(2), pp. 1-26. https://doi.org/10.1177/2325967119900356.
8. Antonio G. E., Griffith J. F., Yu A. B., Yung P. S. et al. First-time shoulder dislocation: High prevalence of labral injury and age-related differences revealed by MR arthrography. J Magn Reson Imaging; 2007, 26(4), pp. 983-991. https://doi.org/10.1002/jmri.21092
9. Phan Châu Hà, Cao Thỉ, Võ Tấn Đức, Trần Minh Hoàng. Vai trò của cộng hưởng từ có chất tương phản nội khớp trong chẩn đoán rách chóp xoay, Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh; 2017, 17(1), tr. 427-433.