KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN XƯƠNG GÓT BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương gót có tới 75% là gãy phạm khớp, trong vài thập niên gần đây có nhiều loại nẹp vít phù hợp hình thể giải phẫu xương gót ra đời đã thúc đẩy xu thế phẫu thuật điều trị gãy xương gót. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét kết quả sớm điều trị gãy kín xương gót bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến cứu 24 bệnh nhân với 29 xương gót gãy, phân loại II, III, IV theo Sanders, được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít xương gót, trong thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2023 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Góc Bohler trung bình sau mổ đạt 31,28°±4,64° (trước mổ là 5,31°±5,18°). Góc Bohler trung bình sau mổ 3 tháng đạt 28,75°±4,97°. Thời điểm phẫu thuật trung bình là 8,75±4,88 ngày sau chấn thương. Vết mổ liền sẹo kỳ đầu 28 vết mổ và có 1 vết mổ thiểu dưỡng, liền sẹo muộn. Theo dõi được 29 ổ gãy xương gót sau mổ 4 tháng, chức năng khớp cổ chân theo Rowe là 94,66±10,43 điểm, kết quả chung theo Hall và Pennal đạt: tốt (79,3%), khá (13,8%), trung bình (6,9%) và không có trường hợp nào đạt kết quả xấu. Điểm AOFAS Ankle - Hindfoot Score đạt 86,90±9,69 điểm (55-97 điểm). Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương gót bằng nẹp vít là một lựa chọn điều trị mang lại kết quả phục hồi chức năng khớp cổ chân sau mổ tốt. Tuy nhiên cần thận trọng khi bóc tách vạt chữ L đủ độ dày và nên dẫn lưu vết mổ để tránh nguy cơ thiểu dưỡng và hoạt tử vạt da.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy xương gót, nẹp vít xương gót, nửa sau bàn chân
Tài liệu tham khảo
2. Wei N., Zhou Y., Chang W., Zhang Y., Chen W. Displaced Intra-articular Calcaneal Fractures: Classification and Treatment. Orthopedics. 2017. 40(6), e921-e929, https://doi.org/10.3928/0147744720170907-02.
3. Diranzo G. J., Bertó M. X., Castillo M. L., Estrems D. V., Hernández F. L., et al. Treatment of intraarticular calcaneal fractures by reconstruction plate. Results and complications of 86 fractures. Rev Esp Cir Ortop Traumatol (Engl Ed). 2018. 62(4), 267-273, https://doi.org/10.1016/j.recot.2018.01.010.
4. Cao H., Li Y. G., An Q., Gou B., Qian W., et al. Short-Term Outcomes of Open Reduction and Internal Fixation for Sanders Type III Calcaneal Fractures With and Without Bone Grafts. J Foot Ankle Surg. 2018. 57(1), 7-14, https://doi.org/10.1053/j.jfas.2017.05.037.
5. Zhang L., Su P., and Li J. Complications in the Management of Displaced Intra-articular Calcaneal Fractures: A Systematic Review and Network Meta-Analysis of 2538 Patients. J Foot Ankle Surg. 2022. https://doi.org/10.1053/j.jfas.2022.07.001.
6. Swords M. P., Penny P. Early fixation of calcaneus fractures. Foot and Ankle Clinics. 2017. 22(1), 93-104.
7. Jain S., Jain A. K., Kumar I. Outcome of open reduction and internal fixation of intraarticular calcaneal fracture fixed with locking calcaneal plate. Chin J Traumatol. 2013. 16(6), 355-60.
8. Chen K., Zhang H., Wang G., Cheng Y., Qian Z., et al. Comparison of nonlocking plates and locking plates for intraarticular calcaneal fracture. Foot Ankle Int. 2014. 35(12), 1298-302, https://doi.org/10.1177/1071100714547520.
9. Rammelt S., Swords M. P. Calcaneal Fractures-Which Approach for Which Fracture? Orthop Clin North Am. 2021. 52(4), 433-450, https://doi.org/10.1016/j.ocl.2021.05.012.
10. Gougoulias N., McBride D., Maffulli N. Outcomes of management of displaced intra-articular calcaneal fractures. Surgeon. 2021. 19(5), e222-e229, https://doi.org/10.1016/j.surge.2020.10.003.
11. Lâm Quốc Thanh. Đánh giá kết quả điều trị gãy lún nhiều mảnh xương gót bằng phương pháp kết hợp xương nẹp ốc. Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 2015. 81.
12. Liu G. T., Vanpelt M. D., Lalli T., Raspovic K. M., Wukich D. K. Surgical Management of Displaced Intra-Articular Calcaneal Fractures: What Matters Most? Clin Podiatr Med Surg. 2019. 36(2), 173-184, https://doi.org/10.1016/j.cpm.2018.10.002.
13. Zwipp H., Rammelt S., and Barthel S. Calcaneal fractures--open reduction and internal fixation (ORIF). Injury. 2004. 35 Suppl 2(2), SB46-54, DOI:10.1016/j.injury.2004.07.011.