ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT STENT ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ CÓ TRIỆU CHỨNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ S.I.S CẦN THƠ

Vũ Thị Hương Giang1,, Trần Chí Cường2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng thường gặp ở người Châu Á, với tỷ lệ tái phát cao dù điều trị nội khoa tích cực, đặt stent được xem xét khi hẹp trên 70% thất bại điều trị nội khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ, điều trị nội khoa thất bại, có hẹp động mạch nội sọ trên 70%. Kết quả: mRS 0-2 là 80%, tỷ lệ tử vong là 2,2%, nhồi máu não tái phát là 2,2%, biến cố thủ thuật là 4,4%. Kết luận: Đặt stent động mạch nội sọ là thủ thuật an toàn, hiệu quả với tỷ lệ biến chứng thấp. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feigin V. L, Brainin M, Norrving B, Martins S, Sacco R. L, et al. World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2022. Int J Stroke. 2022. 17(1), 18-29, https://doi.org/ 10.1177/17474930211065917.
2. Chugh C. Acute Ischemic Stroke: Management Approach. Indian J Crit Care Med. 2019. 23(2), 140-146, https://doi.org/ 10.5005/jp-journals-10071-23192.
3. Mai Duy Ton, Dao Xuan Co, Luong Ngoc Khue, Nguyen Trong Khoa, Nguyen Huy Thang. Current State of Stroke Care in Vietnam. Stroke: Vascular and Interventional Neurology. 2022. 2(2), e000331, https://doi.org/10.1161/SVIN.121.000331.
4. Holmstedt C. A, Turan T. N, Chimowitz M. I. Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: risk factors, diagnosis, and treatment. Lancet Neurol. 2013. 12(11), 1106-1114, https://doi.org/ 10.1016/S1474-4422(13)70195-9.
5. Kasner S, Lynn M, Chimowitz M, Frankel M, Howlett-Smith H, et al. Warfarin vs aspirin for symptomatic intracranial stenosis: subgroup analyses from WASID. Neurology. 2006. 67(7), 1275-1278, https://doi.org /10.1212/01.wnl.0000238506.76873.2f.
6. Chimowitz M. I, Lynn M. J, Howlett-Smith, Stern B. J, Hertzberg V. S, et al. Comparison of Warfarin and Aspirin for Symptomatic Intracranial Arterial Stenosis. New England Journal of Medicine. 2005. 352(13), 1305-1316, https://doi.org/10.1056/NEJMoa0430 33.
7. Psychogios M, Brehm A, López-Cancio E, Marco De Marchis G. European Stroke Organisation guidelines on treatment of patients with intracranial atherosclerotic disease. Eur Stroke J. 2022. 7(3), Iii-iv, https://doi.org/10.1177/23969873221099715.
8. Alexander M. J, Zauner A, Chaloupka J. C, Baxter B, Callison R. C, et al. WEAVE Trial. Stroke. 2019. 50(4), 889-894, https://doi.org/ 10.1161/STROKEAHA.118.023996.
9. Lê Hoàng Khỏe, Vũ Đăng Lưu. Đánh giá kết quả đặt Stent điều trị hẹp động mạch nội sọ. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội. 2020. 50-100.
10. Cao Phi Phong, Phạm Đăng Lộc. Tần suất và tiên lượng hẹp động mạch nội sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cấp. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 16(1), 299-305.
11. Đỗ Đức Thuần, Đặng Phúc Đức. Nghiên cứu kết quả đặt stent động mạch nội sọ ở bệnh nhân nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 511(1), 107111, https://doi.org/10.51298/vmj.v511i1.2057.
12. Phạm Nguyễn Thành Thái, Cao Phi Phong. Tỉ lệ tái phát của bệnh nhân hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng với điều trị nội khoa tích cực trong vòng 3 tháng. Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018. 57.