KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VIÊM DA CƠ ĐỊA MẠN TÍNH BẰNG E-PSORA (POLYHYDROXY ACID, JOJOBA OIL, VITAMIN E) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Trần Thị Hưng An1,, Trần Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Thùy Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Trong điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính, nền tảng chính của điều trị là sử dụng thường xuyên các thuốc bôi dưỡng ẩm. E-PSORA chứa các thành phần PHA, dầu jojoba, vitamin E có tính chất chống oxy hóa, chống viêm và đặc tính giữ ẩm mang lại lợi ích tiềm năng trong điều trị tại chỗ bệnh viêm da cơ địa. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị tại chỗ viêm da cơ địa mạn tính bằng EPSORA (polyhydroxy acid, jojoba oil, vitamin E) và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020- 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân viêm da cơ địamạn tính điều trị bằng E-PSORA, theo dõi trong 4 tuần. Kết quả: Kết quả tốt chiếm 6%; khá chiếm74%; trung bình chiếm 14% và kém chiếm 4%. Tác dụng phụ ghi nhận 12% ngứa và 10% đỏ da ởtuần đầu tiên và mất đi trong 3 tuần điều trị tiếp theo. Kết luận: E-PSORA là liệu pháp tại chỗ có hiệu quả làm giảm sang thương bệnh viêm da cơ địa với ít tác dụng phụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoàng Khâm (2018), “Kết quả điều trị bệnh viêm da cơ địa mạn tính ở người lớn bằng mỡ tacrolimus 0,1%”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 5, tr.88-92.
2. Nguyễn Văn Thường (2019), Viêm da cơ địa, Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr.33-42.
3. Châu Văn Trở và cs (2013), “Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh cefuroxim”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.124-128.
4. Amelia Licari (2017), “A starch, glycyrretinic, zinc oxide and bisabolol based cream in the treatment of chronic mild-to-moderate atopic dermatitis in children: a three-center, assessor blinded trial.”, Minerva Pediatr, 69(6), pp.470-475.
5. Consensus Report of the European Task Force on Atopic Dermatitis (1993), Severity scoring of atopic dermatitis: the SCORAD index, Dermatology, 186(1), pp.23-31.
6. Finberg MJ, Muntingh GL, van Rensburg CE (2015), “A comparison of the leaf gel extracts of Aloe ferox and Aloe vera in the topical treatment of atopic dermatitis in Balb/c mice”, Inflammopharmacology, 23(6), 337-41.
7. Hon KL (2018), “Emollient treatment of atopic dermatitis: latest evidence and clinical considerations”, Drugs in Context.
8. Shiri, J. C, Assi, A. C, Arnon D (2011), “An open-label study of herbal topical medication (Psirelax) for patients with chronic plaque psoriasis”, Science World Journal, 6(4), pp.13-16.
9. Uehara M.,Sugiura H., m. Omoto (2009), Paternal and maternal atopic dermatitis have the same influencevon development of the disease in children, Acta dermato-venereologica, 79(3), pp.235