NGUY CƠ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2022

Nguyễn Thị Mỹ Dung1,, Phan Thị Thùy Nguyên1, Trần Thị Yến Duyên1, Hà Thị Kim Phụng1, Lê Hồng Liêm1, Nguyễn Thị Kim Thành2
1 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
2 Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng, Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở người cao tuổi, té ngã chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích. Nguy cơ té ngã và chấn thương liên quan đến té ngã tăng dần theo tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nguy cơ té ngã của người cao tuổi và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 118 người cao tuổi đang sinh sống tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh bình Phước từ 12/2021 đến 3/2022. Kết quả: Tỷ lệ nguy cơ té ngã cao chiếm 38,1% và nguy cơ té ngã thấp là 61,9%. Các yếu tố liên qua đến nguy cơ té ngã: Nhóm tuổi 60-69 tuổi nguy cơ té ngã cao thấp hơn các nhóm tuổi khác; đối tượng mắc bệnh thần kinh, xương khớp có nguy cơ té ngã cao cao hơn so với không mắc bệnh; đối tượng sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần có nguy cơ té ngã cao cao hơn so với không sử dụng. Nguy cơ té ngã cao ở đối tượng có tiền sử té ngã trong vòng 6 tháng cao hơn so với đối tượng không có tiền sử té ngã (với p<0,05). Kết luận: Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi khá cao. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp hỗ trợ để ngăn ngừa té ngã cho người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Mạnh Độ, Trần văn Long, Vũ Thị Thuý Mai (2022), “Hậu quả thương tích té ngã và yếu tố liên quan với người cao tuổi tại Thành phố Nam Định năm 2021”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 5(02), tr.19-30.
2. Nguyễn Thị Hương (2019), “Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins cho điều dưỡng”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23(5), tr.89-94.
3. Tổng cục Thống kê (2019), “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2017”, Hà Nội, tr.22-23.
4. Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Trần Tố Trân, Tôn Nữ Tường Vi (2017), “Tần suất hạ huyết áp tư thế đứng và té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 21(1), tr.168-172.
5. Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài (2021), Báo cáo công tác Y tế - Dân số năm 2021.
6. Falcão R. M. M, Costa K, Fernandes M, et al. (2019), Risk of falls in hospitalized elderly people, Rev Gaucha Enferm, 40(spe), pp.e20180266.
7. Smith A. d. A, Silva A. O, Rodrigues R. A. P, et al. (2017), “Assessment of risk of falls in elderly living at home”, Revista latino-americana de enfermagem, 25, pp.e2754-e2754.
8. Kim K.-I, Jung H.-K, Kim C. O, et al. (2017), “Evidence-based guidelines for fall prevention in Korea”, The Korean journal of internal medicine, 32(1), pp.199-210.
9. Wang J, Chen Z, Song Y (2010), “Falls in aged people of the Chinese mainland: epidemiology, risk factors and clinical strategies”, Ageing Res Rev, 9 Suppl1, pp.S13-7.
10. WHO (2021), Falls. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls
11. Zasadzka E B. A, Roszak M, Pawlaczyk M, (2015), “Assessment of the risk of falling with the use of timed up and go test in the elderly with lower extremity osteoarthritis”, Clin Interv Aging 10, pp.1289-1298.
12. Vieira L. S, Gomes A. P, Bierhals I. O, et al. (2018), “Falls among older adults in the South of Brazil: prevalence and determinants”, Revista de Saúde Pública, 52(0), pp.22.