NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ KHẢ NĂNG TỰ CHI TRẢ CHO CHĂM SÓC Y TẾ Ở NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2022

Dương Phúc Lam1,, Nguyễn Tấn Đạt1, Phạm Chí Minh Trung1, Lê Minh Bạch2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Y tế quận Ô Môn thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thực trạng Việt Nam đang có nghịch lý đáng báo động, đó là tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước cho y tế tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng mức tự chi trả từ bệnh nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong tổng số chi phí khám chữa bệnh, gây áp lực tài chính cho người thu nhập trung bình khi đau ốm. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định cơ cấu chi phí của người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ năm 2022; 2. Tìm hiểu khả năng tự chi trả và yếu tố liên quan của người bệnh Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích với 420 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn thành phố Cần Thơ từ tháng 4/2022 đến 6/2022. Kết quả: Tổng chi phí trung bình chung chiếm 445.223 đồng trong đó chi trực tiếp điều trị là 184.524 đồng chiếm 41,37% chi trực tiếp không điều trị 66.666 đồng chiếm 14,97%, chi cơ hội 193.523 đồng chiếm 43,46%. Bệnh ngoại trú 5,7%, nội trú 24,3% chưa sản sàng chi. Có 2 yếu tố liên quan chi trả thu nhập và loại hình khám chữa bệnh. Kết luận: Chí phí trung bình còn cao, có 24,3% bệnh nội trú và 5,7% ngoại trú chưa sẳn sàng chi trả. 2 yếu tố liên quan: thu nhập và loại hình khám chữa bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aparnaa Somanathan A.T., Đào Lan Hương., KariL., Hurt và Herman L. Fuenzalida-Puelma (2014), Tiến tới bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam: Đánh giá giải pháp, Ngân hàng thế giới, Hà Nội.
2. Nguyễn Doãn Anh (2021), “Nguyên cứu thực trạng chi phí khám bệnh và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân Y 121 từ tháng 7/2020 đến tháng 3/2021”, Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, tập 16(11), tr.10 -11.
3. Nguyễn Thị Thu Hương (2020), “Khảo sát tỷ lệ chi tiền túi cho chăm sóc y tế hộ gia đình tỉnh Trà Vinh 2019-2020”, Đề tài cấp sở, Sở khoa học và công nghệ Trà Vinh, Trà Vinh.
4. Chính phủ (2018), Nghị định số 1146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT, Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Quynh Nga, Lê Đặng Tú Nguyên, Trương Văn Đạt, Trần Đình Trung và Nguyễn Thị Hải Yến (2021), “Phân tích chi phí trực tiếp cho y tế và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh”, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), tr.262-263.
6. Tạ Tùng Lâm (2012), “Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong theo phân loại quốc tế ICD-10 tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tư 2007 đến 2011”, Luận Án chuyên khoa II Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Nguyễn Thị Thúy Nga (2010), “Đánh giá hiệu quả và khả thi của phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại bệnh viện huyện Chí Linh và Tứ Kỳ, Hải Dương, Tạp chí Y học thực hành 732, (9), tr.91- 96.
8. Hồ Tấn Thịnh (2019), “Nghiên cứu tình hình KCB bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong 6 tháng đầu năm 2019”, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Sóc Trăng.
9. Võ Văn Thắng (2011), “Nghiên cứu chi phí điều trị nội trú của người bệnh có bảo hiểm y tế tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai”, Y học thực hành 774, (7), tr.63-67.
10. Nguyễn Thị Thu Thủy, Phan Thi Thùy Dương (2016), “Nghiên cứu chi phí thanh toán bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện 30-4, Bộ công an năm 2016”, Tạp chí y học Việt Nam (2) tháng 5/2019, tr.188.
11. Fadlallah R., El-Jardali F., Hemadi N. et al. (2018), “Barriers and facilitators tp emplimentation, uptake and sustainnability of community-based health insurance schemes in low – andmiddle income countries: a systametic review”, Int J Eqiuty Health, 1(17), pp.13.
12. Ng J.Y.S., Ramadani R. V., Hendrawan D., et al. (2019), “National healthinsurance Databases in Indonesia, Vietnam and Philippines”, Pharmacoecon Open, 4(3), pp.517-526.