NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM TAI GIỮA CẤP TRẺ EM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ MÀNG NHĨ TẠI CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Trương Lê Anh Kiệt1,, Phạm Thanh Thế1, Nguyễn Kỳ Duy Tâm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hình thái lâm sàng viêm tai giữa cấp ngày nay đã biến đổi rất nhiều nên người thầy thuốc rất dễ bỏ sót các triệu chứng kín đáo, âm thầm ở trẻ em. Nhĩ lượng đồ là một phương pháp khách quan giúp ta đánh giá những tổn thương tai giữa trong viêm tai giữa cấp. Phẫu thuật đặt ống thông khí nhằm dẫn lưu dịch mủ, khôi phục lại sự thông khí của hòm nhĩ, giảm bớt các đợt viêm tai giữa cấp tái diễn và đưa kháng sinh tại chỗ giúp điều trị viêm tai giữa cấp hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm tai giữa cấp trẻ em, đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 99 tai bị viêm tai giữa cấp được điều trị phẫu thuật nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ, nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: đau tai chiếm 87,7%, sốt 21,1%, triệu chứng thực thể: màng nhĩ phồng: 66,7%. Nhĩ lượng đồ: nhĩ đồ phẳng 81,8%. Thời gian khô tai: 2,1 tuần. Biến chứng sau đặt OTK: chảy tai (10.1%), tắc OTK (1%). Kết luận: Phẫu thuật đặt ống thông khí qua màng nhĩ là phẫu thuật rất hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Như Đua (2021), “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với hình ảnh nội soi viêm tai giữa cấp ởtrẻ em tại bệnh viện E trong giai đoạn năm 2019-2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, tr.35-38.
2. Đặng Xuân Hùng, Huỳnh Khắc Cường (2019), “Viêm tai giữa cấp, Thính học lâm sàng bệnh tai giữa chẩn đoán và xử trí nâng cao”, Nhà xuất bản y học, tr.123-142.
3. La Thị Kim Liên, Phạm Ngọc Chất (2007), “Khảo sát vai trò của nhĩ lượng trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 11 số 1, tr.36-40.
4. Trần Viết Luân (2005), “Nghiên cứu tác dụng đặt ống thông nhĩ trong điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Hồng Nhung (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quảđiều trị phẫu thuật viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Nguyễn Tấn Phong (2009), Phân loại nhĩ đồ, Phẫu thuật nội soi chức năng tai, Nhà xuất bản Y học, tr.71-79.
7. Mai Ý Thơ (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thính lực, nhĩ đồ và kết quả đặt ống thông khí trong viêm tai giữa tiết dịch trẻ em”, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, số 58-13, tr.62-67.
8. Nguyễn Lệ Thủy (2001), “Nghiên cứu chỉ định và kết quả đặt ống thông khí trong tắc vòi nhĩ tại viện Tai mũi họng”, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
9. American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery Foundation (2013), Clinical Practice Guideline: Tympanostomy Tubes in Children, SAGE publications, New York.
10.Richard M. Rosenfeld, David E. Tunkel, Seth R. Schwartz, et al. (2022), Clinical Practice Guideline: Tympanostomy Tubes in Children, SAGE journals, New York.