NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG MẠN TÍNH POLYP KHE GIỮA BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Lương Minh Thiện1,, Châu Chiêu Hòa1, Phạm Thanh Thế2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính có tỷ lệ gần 4% dân số và làm giảm 36% hiệu suất và 38% sản lượng lao động trong suốt thời gian mắc bệnh. Vì vậy, hiệu quả điều trị được xem là vấn đề đáng quan tâm trên những bệnh nhân này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm xoang mạn tính polyp khe giữa bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca 63 trường hợp mắc bệnh viêm xoang mạn tính polyp khe giữa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ từ tháng 3/2021 đến 3/2022. Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng, nghẹt mũi (82,1%) là triệu chứng làm người bệnh khó chịu đến nhập viện. Bên cạnh đó các đặc điểm khác cũng được ghi nhận trên bệnh nhân bao gồm chảy mũi (95,2%); giảm hoặc mất khứu giác (15,9%) và đau đầu (93,7%). Về cận lâm sàng, đa số bệnh nhân có polyp độ II (49,2%) và độ III (39,7%), hình ảnh viêm xoang trên nội soi tỷ lệ là: độ I 9,5%; độ II 47,6%; độ III 39,7% và độ IV 3,2%. Đối với điều trị, chủ yếu hai phương pháp được áp dụng là mở sàng hàm cùng cắt polyp khe giữa (61,9%) và Mở khe giữa, nạo sàng, ngách trán, xoang bướm cùng cắt polyp khe giữa (30,2%), cho kết quả 84,1% tốt sau một tháng điều trị theo chuẩn EPOS 2020. Kết luận: Những bệnh nhân mắc viêm xoang mũi mạn tính polyp khe giữa đều có triệu chứng thường gặp bao gồm nghẹt mũi, chảy mũi và đau đầu. Hình ảnh viêm xoang trên phần lớn ở phân độ II và III. Với phương pháp điều trị được áp dụng trên các đối tượng tham gia nghiên cứu, ghi nhận 84,1% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh (2006), Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, Nhà xuất bản Y học - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr.244-303.
2. Lê Hành (2000), Bệnh polyp mũi xoang, bệnh sinh và cách chữa trị, Câu lạc bộ Viêm mũi xoang, 1 tháng 11/2000, tr.13-30.
3. Nguyễn Ngọc Liêm (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm đa xoang mạn tính và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2018-2019”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Ngọc Minh (2015), “Phẫu thuật nội soi mũi xoang triệt để trong điều trị viêm mũi xoang mạn có polyp”, Chuyên đề Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ, tr.20-23.
5. Phan Đình Vĩnh Sang, Châu Chiêu Hòa, Dương Hữu Nghị (2017), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân viêm mũi xoang trước mạn tính tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, 5(1042), tr.27-29.
6. Đinh Tất Thắng, Hà Hoàng Tiên, Đỗ Thành Chung (2014), “Đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1), tr.23-28.
7. Quách Võ Bích Thuận, Châu Chiêu Hòa, Dương Hữu Nghị (2018), “Đánh giá kết quả điều trịviêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng năm 2015-2017”, Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ, 11-12, tr.165-170.
8. Hồ Xuân Trung, Phan Văn Dưng, Nguyễn Tư Thế, Lê Thanh Thái (2017), “Đánh giá kết quảđiều trị viêm mũi xoang mạn tính có viêm xoang bướm bằng phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang”, Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế, 6(6), tr.114-121.
9. K. Larsen, M. Tos (1994), Clinical course of patients with primary nasal polyps, Acta Otolaryngol, 114 (5), pp.556-9.
10.L. Rudmik, T. L. Smith (2014), “Economic Evaluation of a Steroid-Eluting Sinus Implant following Endoscopic Sinus Surgery for Chronic Rhinosinusitis”, Otolaryngol Head Neck Surg, 151(2), pp.359-66.