ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT

Lê Minh Được1,, Phan Minh Hoàng2, Nguyễn Lê Hoan3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị Bệnh nghề nghiệp TP HCM
3 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bàn tay thực hiện rất nhiều chức năng, khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Kết hợp xương bằng nẹp vít trong điều trị gãy xương bàn tay giúp phục hồi hoàn chỉnh giải phẫu, giảm biến chứng cho khớp và phần mềm, giảm đau, tránh giảm và mất chức năng bàn tay. Kết hợp xương bằng nẹp vít trong điều trị gãy xương bàn tay là phương pháp điều trị tối ưu. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang và đánh giá bước đầu kết quả điều trị gãy xương bàn tay bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 31 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Có 31 bệnh nhân với 42 xương gãy được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít. Trong đó, số lượng xương bàn V gãy nhiều nhất là 12 xương chiếm 28,57%, xương bàn I ít nhất là 5 xương chiếm 11,90%. Có 6 xương bàn II (14,29%), 10 xương bàn III (23,81%) và 9 xương bàn IV (21,43%). Dựa theo tiêu chuẩn của Belsky, có 28 bệnh nhân có kết quả rất tốt chiếm 90,32%, 2 bệnh nhân tốt (6,45%), 1 bệnh nhân xấu (3,23%). Chậm liền xương ở 1 bệnh nhân (3,23%). Không có trường hợp nào nhiễm trùng. Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kết hợp xương bằng nẹp vít trong điều trị gãy xương bàn tay giúp cố định vững chắc, tập vận động và trở lại công việc sớm, tránh cứng khớp, giảm hoặc mất chức năng bàn tay. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Trung Dũng. Chẩn đoán và điều trị gãy xương trật khớp chi trên. Nhà xuất bản Y học. 2020. 253-283.
2. Richard E. B., Christopher G. M., Theerachai A. AO principles of Fracture Management, AO Foundation. 2017. 699-715. 3. Phan Quang Trí. Phác đồ Điều trị của bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2018. 239-243.
4. Dreyfuss, D., Allon, R., Izacson, N., Hutt, D. A comparison of locking plates and intramedullary pinning for fixation of metacarpal shaft fractures. Hand. 2019. 14(1), 27-33, https://doi.org/10.1177/1558944718798854.
5. Lögters, T. T., Lee, H. H., Gehrmann, S., Windolf, J., Kaufmann, R. A. Proximal phalanx fracture management. Hand. 2018. 13(4), 376-383, https://doi.org/10.1177/1558944717735947.
6. Pogliacomi, F., Mijno, E., Pedrazzini, A., Tocco, S., Tonani, M., et al. Fifth metacarpal neck fractures: fixation with antegrade locked flexible intramedullary nailing. Acta Biomed. 2017.
88(1), 57-64, DOI: 10.23750/abm.v88i1.6195.
7. Đỗ Hồng Phúc, Lê Gia Ánh Thỳ, Nguyễn Thị Thu Vân. Kết hợp xương bàn tay bằng nẹp ốc tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí y dược thực hành 175(19). 2019. 30-35.
8. Trần Văn Dương, Nguyễn Anh Tuấn. Nghiên cứu kết quả điều trị gãy xương bàn tay bằng phương pháp kết hợp xương nẹp ốc. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam (số đặc biệt). 2012. 238243.
9. Lưu Mạnh Hùng, Bùi Văn Nhân, Nguyễn Hải Dương. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bàn ngón tay bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2023. 65(3ĐB), 22-24. https://doi.org/10.31276/VJST.65(3DB).22-24.
10. Mai Đức Dũng, Vũ Duy Tân, Ngô Thị Vân Huyền, Triệu Quốc Tráng. Kết quả điều trị gãy xương bàn ngón tay bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí khoa học & công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2019. 207(14), 243-248. http://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/1800.