KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG Ở SẢN PHỤ SAU MỔ LẤY THAI TẠI KHOA PHẪU THUẬT–GÂY MÊ HỒI SỨC, BỆNH VIỆN SẢN–NHI CÀ MAU NĂM 2022 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lựa chọn phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai phụ thuộc vào từng loại chỉ định phẫu thuật, mức độ cấp cứu, yêu cầu của bệnh nhân và năng lực của người gây mê. Để đo lường chất lượng khám chữa bệnh phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng trong đó sự hài lòng của người mẹ trong quá trình sinh nở là chỉ số được báo cáo thường xuyên nhất trong đánh giá chất lượng dịch vụ thai sản. Chất lượng mỗi cuộc gây mê cũng góp phần trong đánh giá chất lượng chăm sóc và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả các đặc điểm chung của nhóm sản phụ được vô cảm mổ lấy thai. 2. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ mổ lấy thai về phương pháp vô cảm tại khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 2 nhóm sản phụ được vô cảm cho mổ lấy, gồm 69 sản phụ được gây tê tủy sống và 69 sản phụ được gây mê nội khí quản. Tất cả các sản phụ đều được phỏng vấn, theo dõi và đánh giá ở 5 lĩnh vực theo bảng điểm Likert để đánh giá tỉ lệ hài lòng và điểm trung bình hài lòng ở 2 nhóm sản phụ theo từng phương pháp vô cảm. Kết quả: Tỉ lệ hài lòng của sản phụ ở nhóm tê tủy sống đạt 97,1% và ở nhóm nội khí quản đạt 92,8%, điểm trung bình hài lòng chung ở nhóm tê tủy sống đạt 3,9±0,28 điểm, nhóm nội khí quản đạt 3,8±0,36 điểm, tỉ lệ hài lòng chung của sản phụ của nghiên cứu đạt 94,9%. Kết luận: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của sản phụ được mổ lấy thai ở phương pháp gây tê tủy sống và gây mê toàn diện qua nội khí quản.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gây tê tủy sống, gây mê nội khí quản, sự hài lòng, mổ lấy thai
Tài liệu tham khảo
2. Gabriel M.N.G, Silva H.B.G.D., Ashmawi H.A. Risk factors for post-caesarean nausea and vomiting: a prospective prognostic study. Brazilian Journal of Anesthesiology. 2020.70(5), 457-463, doi: 10.1016/j.bjane.2020.08.006.
3. Hội nghị chuyên đề gây mê hồi sức trong lĩnh vực sản phụ khoa lần IV, năm 2006, thành phố Hồ Chí Minh, Trần Huỳnh Đào và cộng sự Báo cáo tình hình vô cảm mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2006.
4. Cấn Mạnh Hùng. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện Quân Y 105 năm 2018. Tạp chí Y học cộng đồng. 2020.60 (7), 119-124.
5. Vũ Đình Lượng. So sánh tác dụng của levobupivacain và bupivacain trong gây tê tuỷ sống mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2021. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2023.164 (3), 161-169, doi.org/10.52852/tcncyh.v164i3.1479.
6. Ninh Thị Ly, Võ Thành Lợi. Mong muốn lựa chọn phương pháp sinh con và thực tế chỉ định sinh của các thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022.514 (2), 288-293, doi.org/10.51298/vmj.v514i2.2650.
7. Trần Thị Lý. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Việt-Nhật năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021.523, 163-166, doi.org/10.51298/vmj.v523i2.4536.
8. Bộ Y Tế. Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế (Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019). Bộ Y tế. 2019. 25.
9. Nguyễn Toàn Thắng. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng và tác dụng không mong muốn của Fentanyl, Morphin, Morphin-Ketamin tĩnh mạch theo phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát. Đại học Y Hà Nội. 2015. 161.
10. Nguyễn Thanh Thúy. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ sau khi sinh mổ lấy thai tại khoa Phụ sản, bệnh viện Trung Ương quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2022.17 (1), 152-159, doi.org/10.52389/ydls.v17i1.1069.
11. Weigl. W, Bieryło A, Wielgus M, Krzemień-Wiczyńska Ś, Kołacz M et al. Perioperative analgesia after intrathecal fentanyl and morphine or morphine alone for cesarean section: A randomized controlled study. Clinical Trial/Experimental Study. 2017.96(48), 1-7, doi:10.1097/MD.0000000000008892.