NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở BỆNH NHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI CÀ MAU NĂM 2022-2023

Mai Hồ Huỳnh Sa1,2,, Nguyễn Thắng3, Nguyễn Thị Ngọc Nga3, Võ Thành Lợi2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hen phế quản là một bệnh lý gây gánh nặng y tế toàn cầu. Để kiểm soát hen và điều trị hen phế quản hiệu quả, giảm tỉ lệ nhập viện ở trẻ em, việc lựa chọn sử dụng thuốc hợp lý là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay nói chung và Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị hen phế quản cấp ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 181 hồ sơ bệnh án (J45) về tính hợp lý của việc sử dụng thuốc qua các chỉ số lựa chọn thuốc, liều dùng, thời gian dùng thuốc (Đánh giá HSBA nhi từ tháng 07/2022 đến tháng 03/2023). Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhi nam (59,7%) nhiều hơn so với nữ (40,3%). 59,7% bệnh nhi có tiền sử dị ứng hen. Thuốc methyl prednisolon và prednisolon có chỉ định chưa hợp lý về liều dùng chiếm tỉ lệ cao (34,5% và 22,8 %), tương tự thời gian dùng chưa hợp lý chiếm 21,5% và 16,4%. Tình hình sử dụng thuốc hợp lý corticosteroid là 75,5%, và thuốc giãn phế quản là 88,9%. Kết luận: Việc sử dụng thuốc điều trị HPQ tại bệnh viện chưa hoàn toàn đáp ứng các hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asthma Global initiative for (2022 update). Global strategy for asthma management and prevention. 2022. 7-32.
2. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Diệu Thúy. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ hen phế quản từ 8-12 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 1 (505). 251-254.
3. Dương Quý Sỹ. Global Intitative for Asthma (GINA) - Sổ tay hướng dẩn điều trị và dự phòng hen phế quản cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi. 2021. 8-16.
4. Trikamjee, Thuljaa, Comberiati, Pasqualeb, Peter, et al. Pediatric asthma in developing countries: challenges and future directions. Current Opinion in Allergy and Clinical Immunology. April 2022, 22(2), 80-85, doi: 10.1097/ACI.0000000000000806.
5. Phạm Thanh Tuấn. Nghiên cứu tình hình và chi phí sử dụng thuốc trong đợt điều trị hen phế quản nội và ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ năm 2020. Trường YD Cần Thơ. 2020. 2.
6. Kaur S, Singh V. Asthma and Medicines - Long-Term Side-Effects, Monitoring and Dose Titration. The Indian Journal of Pediatrics. 2018 Sep. 85(9), 748-756, doi: 10.1007/s12098-017-2553-4.
7. Rafeeq MM, Murad H. Evaluation of drug utilization pattern for patients of bronchial asthma in a government hospital of Saudi Arabia. Niger J Clin Pract. 2017. 20(9), 1098-1105, doi: 10.4103/njcp.njcp_378_16.
8. Bùi Kim Thuận. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype. Đại học Y Dược Hải Phòng. 2018. 03-70
9. Huỳnh Thúy Hằng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị cắt cơn hen phế quản có tăng IgE ở trẻ 6-15 tuổi tại Bv Nhi đồng Cần Thơ năm 2019-2020. Trường ĐHYD Cần Thơ. 2020. 02-66.
10. Xu H, Tong L, Gao P, Hu Y, Wang H, et al. Combination of ipratropium bromide and salbutamol in children and adolescents with asthma: A meta-analysis. PLoS One. 2021 Feb 23.16(2), 0237620, doi: 10.1371/journal.pone.0237620.
11. Nguyễn Thị Bích Hạnh. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến đáp ứng corticosteroid dạng hít ở trẻ hen phế quản. Trường ĐH Y Hà Nội. 2018. 02-78
12. Jain S, Upadhyaya P, Goyal J, Kumar A, Jain P, et al. A systematic review of prescription pattern monitoring studies and their effectiveness in promoting rational use of medicines. Perspect Clin Res. 2015 Apr-Jun. 6(2), 86-90, doi: 10.4103/2229-3485.154005.