ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT NỘI SOI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ BỆNH MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Danh Hào1,, Đàm Văn Cương2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng sinh tuyến tiền liệt là bệnh lí phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi qua ngả niệu đạo vẫn là “tiêu chuẩn vàng”. Ngày nay, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính ở người cao tuổi ngày càng tăng đặc biệt là các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Các bệnh này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc chỉ định nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt bằng phương pháp cắt đốt nội soi trên bệnh nhân có bệnh mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có 40 bệnh nhân tăng sinh tuyến tiền liệt có đồng mắc các bệnh lý mạn tính, điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi từ 3/2021 đến 7/2022 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Lý do vào viện thường gặp là tiểu khó 62,50%. Bệnh mạn tính: 1 bệnh chiếm 82,50%, 2 bệnh chiếm 17,50%, thường gặp nhất là tăng huyết áp (90%). Trước phẫu thuật, điểm IPSS trung bình là 28,21±4,49, điểm QoL trung bình là 5,38±0,67, thể tích trung bình là 44,83±14,49ml. Sau phẫu thuật điểm, IPSS trung bình giảm 14,4 điểm, điểm QoL trung bình giảm 3,95 điểm. Biến chứng gồm 5% chảy máu, 2,50% tiểu không kiểm soát tạm thời, 2,50% bí tiểu sau rút thông, 2,50% nghẹt thông niệu đạo, kết quả điều trị tốt chiếm 87,50%, khá chiếm 12,50%. Kết luận: Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt đạt kết quả điều trị cao; triệu chứng lâm sàng và chất lượng cuộc sống cải thiện tốt trên những bệnh nhân có mắc bệnh mạn tính

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Đạm, Võ Trường Giang, Nguyễn Trường An, Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Khoa Hùng, Trương Văn Cẩn (2014), “Bước đầu nghiên cứu một số chỉ số niệu động học ở bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt có triệu chứng”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr.269-275.
2. Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam (2014), “Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt”, Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Trần Ngọc Sinh (2013), “Chỉ định cắt đốt nội soi trong bế tắc đường tiết niệu dưới do tăng sinh tiền liệt tuyến”, Vấn đề của chỉ định cắt đốt nội soi trong điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, tr.9-12.
4. Trầm Quốc Tuấn (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bướu lành tiền liệt tuyến bằng phương pháp cắt đốt nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long”, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2015-2016.
5. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Nội tiết học đại cương”, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
6. American Diabetes Association (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2010”, Diabetes Care, Vol 33, Suppl 1, pp.11-61.
7. Alper E, Bulent S, Meltem A (2015), “Safety, efficacy and outcome of the new Greenlight XPS 100W laser system compared to the GreenLight HPS 120W System for the treatment of BPH in the prospective non randomized single-centre study”, Can Urol Assoc, 9(1-2), pp.56-60.
8. American Diabetes Association (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2010”. Diabetes Care, Vol 33, Suppl 1, pp.11-61.
9. Hanken E, Adem Altun Qal, et al. (2015), “Comparison of Ho: Yag laser and pneumatic lithotripsy combined with transurethral prostatectomy in high burden bladder stone with benign prostatic hyperplasia”, Asian Journal of Surgery, pp.1-5.