ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI BỂ THẬN NHIỀU VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI SAU PHÚC MẠC TẠI CẦN THƠ

Thái Thành Để1,, Nguyễn Trung Hiếu2
1 Bệnh viện Đa khoa Bình An Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sỏi hệ tiết niệu là bệnh thường gặp của đường tiết niệu. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi đã chứng tỏ được nhiều ưu thế, giảm được các tai biến, biến chứng. Hiện nay, tại Cần Thơ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sỏi bể thận bằng phương pháp nội soi sau phúc mạc, đặc biệt là sỏi bể thận nhiều viên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sỏi bể thận nhiều viên bằng phương pháp nội soi sau phúc mạc lấy sỏi tại Cần Thơ 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân mắc sỏi bể thận nhiều viên được điều trị bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tại Cần Thơ từ 3/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: 35 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 15 nam (42,9%), 20 nữ (57,1%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 53,8±11,7 tuổi. Đau hông lưng là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 94,3%. Vị trí sỏi: Bên phải chiếm 60%, bên trái chiếm 40%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 112,7±28,4 phút. Kết quả tốt chiếm 71,4%, khá chiếm 22,9% và xấu chiếm 5,7%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi bể thận nhiều viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Bằng (2008), “Đánh giá phẫu thuật nội soi sau phúc mạc để lấy sỏi bể thận đơn giản”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đàm Văn Cương, Lê Thị Kim Hồng (2011), “Nghiên cứu mô hình bệnh niệu sinh dục tại bệnh viên Đa khoa Trung Ương Cần Thơ”, Y học Thực hành, 769-770, tr.49-54.
3. Nguyễn Trung Hiếu (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang, siêu âm và đánh giá kết quả điều trị sỏi bể thận bằng phương pháp nội soi sau phúc mạc lấy sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018-2019”, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Văn Hinh (2013), Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Khánh Vân (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi sau phúc mạc trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2013-2014”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Adel Al-Hunayan, Hamdy Abdulhalim, Ehab El-Bakry, Majed Hassabo, Elijah O Kehinde (2009), “Laparoscopic pyelolithotomy: Is the retroperitoneal route a better approach?”, International Journal of urology, 16(2), pp.181-186.
7. Margaret S. Pearle (2012), “Urinary Lithiasis: Etiology, Epidemiology, and Pathogenesis”, Campbell-Walsh Urology 10th, pp.1257-1286.
8. Chao Qin et al. (2014), “Retroperitoneal Laparoscopic Technique in Treatment of Complex Renal Stones”, BMC Urol, 14(1), pp.16.
9. Rodrigo S. Soares, Pedro Romanelli, Marcos A. Sandoval, Marcelo M. Salim, Jose E. Tavora,David L. Abelha Jr (2005), “Retroperitoneoscopy for treatment of renal and ureteral stones”, Int. braz j urol, 31(2), pp.111-116.