ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LIÊN QUAN THẦN KINH RĂNG DƯỚI TRONG PHẪU THUẬT CẮT THÂN RĂNG

Kim Ngọc Khánh Vinh1,, Trần Thị Phương Đan2, Lâm Nhựt Tân2
1 Khoa RHM Trường ĐHYD Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương thần kinh răng dưới là một biến chứng nghiêm trọng trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới. Việc thăm khám và xác định yếu tố nguy cơ chân răng có liên quan thật sự với thần kinh răng dưới là một bước quan trọng trước phẫu thuật. Chụp x quang răng toàn cảnh và chụp cắt lớp điện toán với chùm tia hình nón(Conbeam computed tomography-CBCT) trước phẫu thuật là một việc cần thiết để xác định các dấu hiệu chân răng có liên quan thật sự với thần kinh răng dưới.  Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, x quang của răng khôn hàm dưới có liên quan thần kinh răng dưới trên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt thân răng khôn hàm dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt thân răng  được chẩn đoán xác định có răng khôn hàm dưới liên quan thật sự với thần kinh răng dưới. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-25(77,8%), tỉ lệ răng khôn loại II(Pell-Gregory) (97,2%) loại A(86,1%), răng khôn nằm ngang và nghiên gần thường gặp nhất (47,2%), dấu hiệu ống thần kinh gián đoạn trên x quang răng toàn cảnh chiếm tỉ lệ cao nhất (44,4%), tỉ lệ chân răng khôn tiếp xúc chạm vỏ ống thần kinh (50%), mất vỏ ống (33,3%) chân răng tiếp xúc ống thần kinh vị trí chóp răng (52,8%). Kết luận: Tỉ lệ chân răng khôn hàm dưới liên quan thật sự với thần kinh răng dưới là khá cao, thường gặp nhất tại vị trí chóp chân răng, dấu hiệu gián đoạn ống thần kinh là phổ biến nhất trên x quang răng toàn cảnh. Việc xác định chính xác mối liên quan giữa chân răng khôn và ống thần kinh là rất quan trọng, từ đó đưa đến việc chỉ định phương pháp phẫu thuật an toàn, hạn chế biến chứng tổn thương thần kinh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Nam. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thân răng khôn hàm dưới mọc lệch/ngầm tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm
2018 – 2019. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. 2019, 45-57.
2. Rood, J. P., & Shehab, B. N. The radiological prediction of inferior alveolar nerve injury during third molar surgery. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 1990. 28(1), 20-25, https://doi.org/10.1016/0266-4356(90)90005-6
3. Luo, Q., Diao, W., Luo, L.Zhang, Y. Comparisons of the computed tomographic scan and panoramic radiography before mandibular third molar extraction surgery. Medical science monitor: international medical journal of experimental and clinical research. 2018. 24, 3340, doi: 10.12659/MSM.907913.
4. Hatano, Y., Kurita, K., Kuroiwa, Y., Yuasa, H., Ariji, E. Clinical evaluations of coronectomy (intentional partial odontectomy) for mandibular third molars using dental computed tomography: a case-control study. Journal of oral and maxillofacial surgery.2009. 67(9), 1806-1814, https://doi.org/10.1016/j.joms.2009.04.018
5. Pedersen, M. H., Bak, J., Matzen, L. H., Hartlev, J., Bindslev, J., et al. Coronectomy of mandibular third molars: a clinical and radiological study of 231 cases with a mean follow-up period of 5.7 years. International journal of oral and maxillofacial surgery. 2018. 47(12), 1596-1603, https://doi.org/10.1016/j.ijom.2018.06.006
6. Trần Thị Lộc An và Nguyễn Thị Bích Lý. Hiệu quả của phương pháp cắt bỏ thân răng trong nhổ răng khôn lệch hàm dưới có liên quan với thần kinh xương ổ dưới. Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh. 2016. 20, 132-137.
7. Leung, Y. Y., & Cheung, L. K. Safety of coronectomy versus excision of wisdom teeth: a randomized controlled trial. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology. 2009. 108(6), 821-827, https://doi.org/10.1016/j.tripleo.2009.07.004
8. Nguyễn Minh Khởi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay khoan quay và máy Piezotome ở bệnh nhân tại trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2017-2019. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2019, 41-44.
9. Phan Huỳnh An và Lê Đức Lánh. Liên quan giữa chân răng khôn và ống răng dưới đối chiếu trên phim toàn cảnh và Conbeam CT. Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh.2014. 18(1), 310-315.
10. Ghaeminia, H., Meijer, G. J., Soehardi, A., Borstlap, W. A., Mulder, J., et al. Position of the impacted third molar in relation to the mandibular canal. Diagnostic accuracy of cone beam computed tomography compared with panoramic radiography. International journal of oral and maxillofacial surgery. 2009. 38(9), 964–971, https://doi.org/10.1016/j.ijom.2009.06.007