GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN UNG THƯ TRỰC TRÀNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính phổ biến của đường tiêu hóa có xu hướng ngày càng gia tăng, thường phát hiện ở giai đoạn muộn do đó tiên lượng xấu vì nguy cơ tái phát tại chỗ và di căn xa. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Giá trị của cộng hưởng từ khảo sát xâm lấn mạc treo trực tràng của ung thư trực tràng; 2) Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu với 45 bệnh nhân ung thư trực tràng được chụp cộng hưởng từ và khảo sát diện cắt vòng quanh từ tháng 06/2021 đến tháng 04/2023. Kết quả: Tỉ số nam/nữ:1,6/1. Tuổi trung bình 61,76 ± 11,15 (37-85) tuổi. Độ chính xác trong xác định mức độ xâm lấn là 60%. Độ chính xác trong xác định xâm lấn diện cắt vòng quanh là 62,22%. Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán giai đoạn ≥ T3 gấp 58,5 lần so với chẩn đoán giai đoạn <T3. Thời gian phẫu thuật trung bình 281 phút. Ghi nhận 2 trường hợp xì miệng nối sau mổ, nhiễm trùng vết mổ 5 trường hợp. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao trong đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư trực tràng. Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là khả thi và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soI, diện cắt vòng quanh, cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I., Siegel R. L., Torre L. A. et al. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 2018, 68(6), 394-424. 10.3322/caac.21492.
3. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh. Vai trò của phẫu thuật nội soi trong xử trí biến chứng của phẫu thuật nội soi trực tràng. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Tập 14(số 1), 124 - 126. 4. Glynne-Jones R., Wyrwicz L., Tiret E., Brown G., Rödel C. et al. Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 2017, 28(suppl_4), iv22iv40. 10.1093/annonc/mdx224.
5. Leroy J., Jamali F., Forbes L., Smith M., Rubino F. et al. Laparoscopic total mesorectal excision (TME) for rectal cancer surgery: long-term outcomes. Surg Endosc, 2004, 18(2), 281-9.
10.1007/s00464-002-8877-8.
6. Al-Sukhni E., Milot L., Fruitman M., Beyene J., Victor J. C. et al. Diagnostic accuracy of MRI for assessment of T category, lymph node metastases, and circumferential resection margin involvement in patients with rectal cancer: a systematic review and meta-analysis. Ann Surg Oncol, 2012, 19(7), 2212-23. 10.1245/s10434-011-2210-5.
7. Fan Z., Cong Y., Zhang Z., Li R., Wang S. et al. Shear Wave Elastography in Rectal Cancer Staging, Compared with Endorectal Ultrasonography and Magnetic Resonance Imaging. Ultrasound Med Biol, 2019, 45(7), 1586-1593. 10.1016/j.ultrasmedbio.2019.03.006.
8. Đặng Hồng Quân. Nghiên cứu giá trị tiên lượng của diện cắt vòng quanh của bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng được điều trị phẫu thuật nội soi. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022. 128.
9. Dural A. C., Keskin M., Balik E., Akici M., Kunduz E. et al. The role of the laparoscopy on circumferential resection margin positivity in patients with rectal cancer: long-term outcomes at
a single high-volume institution. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 2015, 25(2), 129-37. 10.1097/sle.0000000000000060.
10. Nguyễn Minh Trọng. Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng. Trường Đại học Y Hà Nội. 2022. 127.
11. Guillou P. J., Quirke P., Thorpe H., Walker J., Jayne D. G. et al. Short-term endpoints of conventional versus laparoscopic-assisted surgery in patients with colorectal cancer (MRC CLASICC trial): multicentre, randomised controlled trial. Lancet, 2005, 365(9472), 1718-26.
10.1016/s0140-6736(05)66545-2.
12. Reginelli A., Clemente A., Sangiovanni A., Nardone V., Selvaggi F. et al. Endorectal Ultrasound and Magnetic Resonance Imaging for Rectal Cancer Staging: A Modern Multimodality Approach. J Clin Med, 2021, 10(4), 10.3390/jcm10040641.
13. Bullock M., Nasir I. U. I., Hemandas A., Qureshi T., Figueiredo N. et al. Standardised approach to laparoscopic total mesorectal excision for rectal cancer: a prospective multi-centre analysis. Langenbecks Arch Surg, 2019, 404(5), 547-555. 10.1007/s00423-019-01806-w.