ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG LASER HOLMIUM: YAG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Đồng Minh Lý1,, Đàm Văn Cương2
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các phương pháp điều trị như mổ mở lấy sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là những phương pháp xâm lấn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hiện nay, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng năng lượng Laser Holmium: YAG đang được ưa chuộng với nhiều ưu điểm. Đây được coi là phương pháp an toàn hiệu quả nhất để điều trị sỏi niệu quản. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng Laser Holmium: YAG tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang gồm 53 lượt bệnh nhân bị sỏi niệu quản được đưa vào nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thời gian từ 3/2021 đến 3/2022. Kết quả: Có 53 bệnh nhân, trong đó có 27 nam (50,94%), 26 nữ (49,06%); tuổi trung bình là 43,6±12,1 tuổi. Số lượng sỏi nhiều nhất được tán là 2 viên. Sỏi phân bố 1/3 trên 39,6%; 1/3 giữa 17%; 1/3 dưới 43,4%. Kết quả thành công 94,3% (50 trường hợp), 5,7% (3 trường hợp) thất bại do sỏi chạy lên thận, sót sỏi to, chuyển phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Không có biến chứng gần cần can thiệp lại. Kết luận: Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng laser holmium: YAG là phương pháp có hiệu quả và an toàn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đây là phương pháp ít sang chấn và nên được lựa chọn để điều trị sỏi niệu quản ở tất cả các vị trí.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Nguyễn Khải Ca (2015), “Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản theo phương pháp tán sỏi bằng holmium LASER tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang”, Y Học TP.HCM, 19(4), tr.270-276.
2. Đàm Văn Cương và Lê Thị Kim Hồng (2011), “Nghiên cứu mô hình bệnh Niệu sinh dục tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Y học thực hành, 769+770, tr.49-54.
3. Đặng Đức Hoàng (2020), “Đánh giá kết quả tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng Holmium Laser tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc Tế Đồng Nai từ 4/2019-5/2020”, Tạp chí Y học Việt Nam 2020, số đặc biệt tháng 11(496), tr.246-54.
4. Nguyễn Tôn Hoàng (2019), “Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng soi niệu quản tán sỏi với laser holmium”, Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế, 9(6+7), tr.110-113.
5. Trần Văn Hinh (2008), “Chiến lược điều trị sỏi đường tiết niệu”, Điều trị sỏi niệu phẫu thuật ít xâm lấn, Nhà xuất bản Y học, tr.20-9.
6. Đặng Tấn Mẫn (2020), “Kết quả điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên bằng năng lượng Holium YAG LASER tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 28(1), tr.52-56.
7. Đào Quang Minh (2020), “Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản theo phương pháp tán sỏi bằng holmium LASER tại Bệnh viện Thanh Nhàn giai đoạn 2014-2019”, Tạp chí Y học Việt Nam, 467(2), tr.180-186.
8. Phan Đức Thanh (2018), “Kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bàng năng lượng Holmium LASER tại Bệnh viện Quân Y 87”, Tạp chí Y Dược thực hành 175,13, tr.39-49.
9. Aguilar J. Gallardo, Pulido O. Negrete và Bernal G. Feria (2010), “Semirigid ureteroscopy with intracorporeal Holmium:YAG laser lithotripter for steinstrasse treatment”, Rev Mex Urol, 70(2), pp.65-70.
10.Burnett L.A. (2020), “Urinary Lithiasis”, Campbell-Walsh Wein Urology Twelfth Edition, vol 2, pp.9253-9405.
11.Salman A. Tipu, Hammad A. Malik, Nazim Mohhayuddin, et al. (2007), “Treatment of ureteric calculi - use of holmium: Yag laser lithotripsy versus pneumatic lithoclast”, J Pak Med Assoc, 67(9), pp.440-443.
12.Seitz C, Tanovic E, Kikic Z, Fajkovic H (2007), “Impact of stone size, location, composition, impaction, and hydronephrosis on the efficacy of holmium: YAG laser ureterolithotripsy”, European Urology, 52(6), pp.1751-1757.
13.Turk C, Petrık A, Sarica K, et al. (2019), “EAU Guidelines on Diagnosis and Conservative Management of Urolithiasis”, European Urology, 69, pp.468-474.