ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA QUY TRÌNH GIẶT, SẤY TRONG VIỆC GIẢM MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRÊN ĐỒ VẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Phước Thịnh1,, Phạm Phú Niên1, Võ Thanh Nhựt1, Trà Lê Thiên Phúc1, Lâm Phước Nguyên1, Lê Kim Nguyên1,2, Trần Thị Hồng Anh2, Phan Minh Sang2, Trần Thị Thư1, Trần Thị Như Lê1,2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quy trình xử lý đồ vải y tế trước khi tái sử dụng đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát và cắt đứt chuỗi lây truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Đánh giá hiệu quả của quy trình giặt, sấy trong việc làm giảm vi sinh vật trên đồ vải y tế mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định các loại vi sinh vật phân bố trên đồ vải thông thường và đồ vải phẫu thuật đang được sử dụng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 2) Đánh giá hiệu quả can thiệp của quy trình giặt, sấy trong việc giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên đồ vải y tế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 50 mẫu đồ vải y tế bao gồm đồ vải thông thường và đồ vải phẫu thuật được tiến hành lấy mẫu ở 3 giai đoạn: trước giặt, sau giặt và sau sấy. Các mẫu được nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn. Kết quả: 100% mẫu đồ vải y tế sau khi sử dụng có sự hiện diện của vi sinh vật, Staphylococcus species chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả đồ vải thông thường (17,9%) và đồ vải phẫu thuật (23,3%), tỉ lệ thấp nhất ở đồ vải thông thường là Klebsiella pneumoniae (3,6%) và đồ vải phẫu thuật là Pseudomonas aeruginosa (3,3%). Quy trình giặt bằng nhiệt độ, hóa chất không thể loại bỏ hết vi sinh vật. Kết hợp quy trình giặt, sấy giúp loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật. Kết luận: Quy trình giặt, sấy xử lý đồ vải y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã loại bỏ 100% vi sinh vật dính trên đồ vải sau khi sử dụng (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Minh Tuấn, Trịnh Thị Thoa, Vương Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Thu Phương, Lê Thị Anh Đào và cộng sự. Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh và đánh giá hiệu quả các quy trình giặt trên các loại đồ vải tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2009. 13(1), 328.
2. Fijan S., and Turk S.Š. Hospital textiles, are they a possible vehicle for healthcare-associated infections? International journal of environmental research and public health. 2012. 9(9), 3330– 3343. https://doi.org/10.3390/ijerph9093330.
3. Nguyễn Xuân Thiêm, Tống Thị Thảo và Nguyễn Hữu Thắng. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022. 152(4), 179-185.
4. Cruz-López F., Martínez-Meléndez A., and Garza-González E. How Does Hospital Microbiota Contribute to Healthcare-Associated Infections? Microorganisms. 2023. 11(1), 192. https://doi.org/10.3390/microorganisms11010192.
5. Tarrant J., Jenkins R.O., and Laird K.T. From ward to washer: The survival of Clostridium difficile spores on hospital bed sheets through a commercial UK NHS healthcare laundry process. Infection control and hospital epidemiology. 2018. 39(12), 1406–1411. https://doi.org/10.1017/ice.2018.255.
6. Owen L., and Laird K. The role of textiles as fomites in the healthcare environment: a review of the infection control risk. PeerJ. 2020. 8, e9790. https://doi.org/10.7717/peerj.9790.
7. Abney S.E., Ijaz M.K., McKinney J., and Gerba C.P. Laundry Hygiene and Odor Control: State of the Science. Applied and environmental microbiology. 2021. 87(14), e0300220. https://doi.org/10.1128/AEM.03002-20.
8. Kampf G. How long can nosocomial pathogens survive on textiles? A systematic review. GMS hygiene and infection control. 2020. 15, Doc10. https://doi.org/10.3205/dgkh000345.
9. Bockmühl D.P., Schages J., and Rehberg L. Laundry and textile hygiene in healthcare and beyond. Microbial cell. 2019. 6(7), 299–306. https://doi.org/10.15698/mic2019.07.682.
10. Glowicz J., Benowitz I., Arduino M.J., Li R., Wu K., et al. Keeping health care linens clean: Underrecognized hazards and critical control points to avoid contamination of laundered health care textiles. American journal of infection control. 2022. 50(10), 1178-1181. https://doi.org/10.1016/j.ajic.2022.06.026.