NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐAU ĐẦU DO TIẾP XÚC VÙNG MŨI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2021- 2023

Lê Bội Ngọc1,, Châu Chiêu Hòa2
1 Trường đại học y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau đầu do tiếp xúc vùng mũi là một hội chứng đau đầu thứ phát sau các điểm tiếp xúc niêm mạc trong hốc mũi, khi không có dấu hiệu viêm, niêm mạc tăng sản, chảy mủ, polyp hoặc khối u. Bệnh có thể là kết quả của áp lực lên niêm mạc mũi do các biến thể giải phẫu trong đó lệch vách ngăn thường được thấy trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau đầu do tiếp xúc vùng mũi và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2021-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân đau đầu có điểm tiếp xúc trên hình ảnh học và giảm đau đầu rõ rệt khi làm test điểm tiếp xúc bằng hỗn hợp thuốc tê lidocain 10% và thuốc co niêm mạc. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật nội soi để tách điểm tiếp xúc trong hốc mũi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. Kết quả: Trung bình tổng điểm VAS trước phẫu thuật 5,34 ± 1,88, cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,001), tại thời điểm 1 tuần 1,98 ± 2,37, 1 tháng (1,09 ± 1,65), 3 tháng (0,45 ± 0,13). Sau phẫu thuật 3 tháng, 91,4% bệnh nhân không còn đau đầu. Các triệu chứng có năng khác đi kèm: nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi cải thiện rõ rệt. 91,4% bệnh nhân được ghi nhận có kết quả điều trị tốt. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị đau đầu do tiếp xúc vùng mũi cho kết quả khả quan, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thanh Hiền. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn có điểm tiếp xúc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. 2022. 64.
2. Ignazio La Mantia, Calogero Grillo, Claudio Andaloro. Rhinogenic Contact Point Headache: Surgical Treatment Versus Medical Treatment. Journal of Craniofacial Surgery. 2017. 29(3), 228-230, doi: 10.1097/SCS.0000000000004211.
3. Alwan Ammar Mohammed. Surgical Management of Rhinogenic Contact Point Headaches. The Medical Journal of Tikrit University. 2017. 22(1), 229-236.
4. Nghiêm Đức Thuận, Chữ Thị Hồng Ninh. Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện 103, Tạp chí Y Dược học quân sự. 2012. 37(3), 85-88.
5. Rai Upasana Lungun, Devi Puyam Sobita, Singh Ningombam Jiten, et al.. Contact point headache: Diagnosis and management in a tertiary care center in Northeast India. Journal of Medical Society. 2018. 32(1), 51-56, doi: 10.4103/jms.jms_69_16.
6. Madani Seyyed Abdollah, Hashemi Seyyed Abbas and Morshedzadeh Seyyed Amirhosein. Results of Functional Endoscopic Sinus Surgery in Patients with Mucosal Contact Points Suffering From Chronic Daily Headache Non-Responding to Medications. Acta Facultatis Medicae Naissensis. 2013. 30(3), 159-164, doi: 10.2478/afmnai-2013-0008.
7. Trần Minh Hạnh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn mũi gây nghẹt mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. 2015.59.
8. Nguyễn Công Hoàng. Đánh giá phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam. 2017. 455(1), 184-187.
9. Tawfique S.A., Abbas B.A.. Surgical outcome for rhinogenic contact point headache in Rizgary Teaching Hospital in Erbil, Iraq. Journal of Medical Sciences. 2019. 23(2), 177-183, https://doi.org/10.15218/zjms.2019.023.