THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vệ sinh tay đúng thời điểm được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh và làm giảm 30-50% nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh. Vì vậy thực hành vệ sinh tay của sinh viên là rất quan trọng góp phần dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện và nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng thực hành vệ sinh tay của sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 104 sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đang học tại Trường. Kết quả: Thực hành vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng chỉ đạt mức trung bình. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại các thời điểm cần vệ sinh tay của sinh viên là 57,5%. Tỷ lệ vệ sinh tay đúng của sinh viên là 42,8%. Lý do phổ biến nhất khiến sinh viên không tuân thủ vệ sinh tay là do thiếu các điều kiện cần để vệ sinh tay như bồn rửa tay, cồn hay xà phòng rửa tay và khăn lau tay. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ và thực hành vệ sinh tay đúng kỹ thuật của sinh viên điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Do đó cần có thêm các khóa huấn luyện về vệ sinh tay, tăng cường giám sát, kiểm tra việc tuân thủ hướng dẫn về vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vệ sinh tay, thực hành, điều dưỡng, sinh viên
Tài liệu tham khảo
2. Lò Thị Hà, Phan Thanh Tình, Quách Anh Thư, Nguyễn Văn Cường (2016), “Kiến thức, thái độ về vệ sinh tay thường quy của bác sỹ, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viên Việt Nam –Cu Ba”, Tạp chí Y Học Thực Hành 913(1), tr.134-138.
3. Lương Anh Vũ, Phạm Văn Tân, Mã Thị Hồng Liên, Vũ Thị Minh Hiền, Hoàng Anh Lân (2020), “Khảo sát kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy phòng lây nhiễm Covid của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2020”, Tạp chí Y Học Thực Hành, 913(1), tr.134-138.
4. Agbana, R. D., Ogundeji, S. P., & Owoseni, J. S. (2020), “A survey of hand hygiene knowledge, attitude and practices among health care workers in a tertiary hospital, Southwestern Nigeria”, Archives of Community Medicine and Public Health, 6(2), pp.146-151.
5. Ango, U. M., Awosan, K. J., Adamu, H., et al. (2017), “Knowledge, attitude and practice of hand hygiene among healthcare providers in semi-urban communities of Sokoto State, Nigeria”, Int J Trop Dis Health, 26(2), pp.1-9.
6. Ataiyero, Y., Dyson, J., & Graham, M. (2019), “Barriers to hand hygiene practices among health care workers in sub-Saharan African countries: A narrative review”, American Journal of Infection Control, 47(5), pp.565-573.
7. Humran, M. B., & Alahmary, K. (2018), “Assessment of knowledge, attitude, and practice of hand hygiene among medical and health profession students at King Saud Bin Abdulaziz University for Health Sciences in Saudi Arabia”, Saudi Critical Care Journal, 2(4), pp.66.
8. Isman, S. Z., Tohari, N. F. U., & Suid, N. A. S. (2018), “Knowledge, attitudes and practices of hand hygiene among nursing students in UiTM Puncak Alam. Student thesis of Technology Mara University”.
9. Jayarajah, U., Athapathu, A. S., Jayawardane, B. A. A. J., Prasanth, S., & Seneviratne, S. N. (2019), “Hygiene practices during clinical training: knowledge, attitudes and practice among a cohort of South Asian Medical students”, BMC medical education, 19(1), pp.1-8.
10.Le, C. D., Lehman, E. B., Nguyen, T. H., & Craig, T. J. (2019), “Hand hygiene compliance study at a large central hospital in Vietnam”, International journal of environmental research and public health, 16(4), pp.607.
11.Paudel, I. S., Ghosh, V., & Adhikari, P. (2016), “Knowledge, Attitude and Practice of nursing students on Hospital Acquired Infections in Western region of Nepal”, Journal of College of Medical Sciences-Nepal, 12(3), pp.103-107.
12.Qasmi, S. A., Shah, S. M. M., Wakil, H. Y. I., & Pirzada, S. (2018), “Guiding hand hygiene interventions among future healthcare workers: implications of knowledge, attitudes, and social influences”, American Journal of Infection Control, 46(9), pp.1026-1031.
13. Sharif, A., Arbabisarjou, A., Balouchi, A., Ahmadidarrehsima, S., & Kashani, H. H. (2016), “Knowledge, attitude, and performance of nurses toward hand hygiene in hospitals”, Global journal of health science, 8(8), pp.57.