KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ GIAI XUÂN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Bùi Quách Yến1,, Nguyễn Khánh Linh1, Võ Nguyễn Huyền Trân1, Đặng Thanh Thảo1, Dương Phương Nhi1, Lâm Nhựt Anh1, Lê Minh Hữu1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Việt Nam là nước nằm trong khu vực có dịch SXH lưu hành nặng. Vì vậy, kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân sẽ là chìa khóa trong dự phòng, kiểm soát và giảm gánh nặng do bệnh SXHD gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXHD của người dân tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 299 HGĐ tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng về phòng chống SXHD là 65,2%, thái độ đúng là 80,6% và thực hành đúng là 71,2%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn với kiến thức và thực hành; giữa trình độ học vấn với thái độ; giữa kiến thức với thái độ (OR=6,01; p<0,001), giữa kiến thức với thực hành (OR=11,49; p<0,001) và giữa thái độ với thực hành (OR=35,59; p<0,001). Kết luận: Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống SXHD kết hợp với công tác phòng dịch chủ động đến từng HGĐ, đặc biệt là nhóm người dành nhiều thời gian cho công việc nội trợ và học vấn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Trần Quốc Nam (2018), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2017”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Vương Văn Quang (2021), “Khảo sát chỉ số bọ gậy, kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tốliên quan đến phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 38, 40-85.
3. Trần Song Toàn (2015), “Nghiên cứu chỉ số lăng quăng và kiến thức thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2015”, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Huỳnh Ngọc Tuyền (2016), “Nghiên cứu chỉ số bọ gậy và kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết của người dân tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2015”,Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Lê Thu Thủy (2015), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang năm 2014”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (2021), “Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại phường Long Hưng, quận Ô Môn”, Cần Thơ, 18/3/2021.
7. Fredi Alexander Diaz-Quijano, Ruth Aralí Martínez-Vega, Rodriguez-Morales AJ, et al. (2018), “Association between the level of education and knowledge, attitudes and practices regarding dengue in the Caribbean region of Colombia”, BMC, 18(143).
8. Karimah Hanim AA, Razman MR, Jamalludin AR, et al. (2017), “Knowledge, attitude and practice on dengue among adult population in Felda Sungai Pancing Timur, Kuantan, Pahang”, IIUM International Medical Journal Malaysia.
9. Sivaneswari Selvarajoo, Jonathan Wee Kent Liew, Wing Tan, et al. (2020), “Knowledge, attitude and practice on dengue prevention and dengue seroprevalence in a dengue hotspot in Malaysia”, PMC.
10. WHO (2019), Dengue increase likely during rainy season, Ministry of Health, WHO warn, Western Pacific.