TÍNH GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO FINDRISC TRONG PHÁT HIỆN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: FINDRISC được xem là công cụ sàng lọc đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đơn giản, không xâm lấn có thể thực hiện tại cộng đồng giúp phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu làm tăng hiệu quả điều trị tại các quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, để áp dụng tại những cộng đồng khác nhau, cần thực hiện những nghiên cứu đánh giá lại tính giá trị của công cụ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tính giá trị của công cụ FINDRISC trong sàng lọc ĐTĐ2 so với đường huyết lúc đói trên đối tượng người có độ tuổi từ 35 đến 64 tuổi khám ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 451 người bệnh có hộ khẩu Phong Điền, TP. Cần Thơ đến khám ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Công cụ FINDRISC có mức độ tốt trong sàng lọc ĐTĐ2 (ROCAUC=0,77), điểm cắt là 9 điểm cho độ nhạy 88,1% độ đặc hiệu 52,8% và giá trị tiên đoán âm 96,7%. Kết luận: FINDRISC có tính giá trị tốt trong xác định ĐTĐ2 giá trị điểm cắt được đề xuất là 9 điểm cho độ nhạy và giá trị tiên đoán âm cao phù hợp để sàng lọc ĐTĐ2 của đối tượng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường týp 2, FINDRISC
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Đức Trọng và cộng sự (2011), “Dự báo nguy cơ đái tháo đường theo thang điểm findrisc ở đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, 7(143), tr.82-87.
3. Vũ Thị Thuý Mai, Đỗ Minh Sinh (2014), “Dự báo nguy cơ tiến triển bệnh Đái tháo đường tuýp II trong 10 năm ở cộng đồng người trưởng thành huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”, Tạp chí Y tếCông cộng, 41, tr.28-35.
4. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2010), “Giá trị điểm cắt vòng bụng dự báo nguy cơ kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì”, Tạp chí Nội khoa, 4, tr.260-265.
5. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hải Thuỷ, Đinh Thanh Huề, Lý Thị Mỹ Huệ (2010), “Thang điểm FINDRISC và dự báo nguy cơ Đái tháo đường trong 10 năm trong cộng đồng”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết - Đái tháo đường toàn quốc Lần VI, tr.2-10.
6. Đỗ Ích Thành, Trần Hữu Dàng, Tôn Thất Thạnh và cộng sự (2016), “Dự báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 theo thang điểm findrisc ở người dân tại thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 8-2017, tr.137-145.
7. Anne J., Kristian Midthjell, Jostein Holmen, Sven Magnus Carlsen, Jaakko Tuomilehto, Johan Håkon Bjørngaard, et al. (2019), “Validity of the FINDRISC as a prediction tool for diabetes in a contemporary Norwegian population: a 10-year follow-up of the HUNT study”, BMJ open diabetes research & care, 7(1), e000769-e000769.
8. Lindström J., J. Tuomilehto (2003), “The diabetes risk score: a practical tool to predict type 2 diabetes risk”. Diabetes Care, 26(3), pp.725-31.
9. Nilsen V., P. S. Bakke, F. Gallefoss (2011), “Effects of lifestyle intervention in persons at risk for type 2 diabetes mellitus - results from a randomised, controlled trial”, BMC Public Health,11, pp.893.
10. Schwarz P. E., J. Li, J. Lindstrom, J. Tuomilehto (2009), “Tools for predicting the risk of type 2 diabetes in daily practice”, Horm Metab Res, 41(2), pp.86-97.
11. Tuomilehto J., J. Lindström, J. G. Eriksson, T. T. Valle, H. Hämäläinen, P. Ilanne-Parikka, et al.(2001), “Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired glucose tolerance”, N Engl J Med, 344(18), pp.1343-50.
12. Zhang L., Z. Zhang, Y. Zhang, G. Hu, L. Chen (2014), “Evaluation of Finnish Diabetes Risk Score in screening undiagnosed diabetes and prediabetes among U.S. adults by gender and race: NHANES 1999-2010”, PLoS One, 9(5), e97865.