RÀO CẢN TRONG CHẤP NHẬN TIÊM NGỪA VẮC XIN VIRUS CÚM MÙA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Huỳnh Nguyễn Phương Quang1,, Huỳnh Nguyễn Phương Thảo2
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nhân viên y tế (NVYT) còn ngần ngại tiêm ngừa vắc xin virus cúm mùa mặc dù NVYT là đối tượng nguy cơ cao do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các rào cản và một số yếu tố liên quan đến các rào cản chấp nhận tiêm ngừa vắc xin virus cúm mùa ở nhóm đối tượng nhân viên y tế (NVYT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 706 nhân viên y tế tại 14 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2020. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy rào cản ảnh hưởng tiêm ngừa vắc xin chủ yếu liên quan đến lo ngại về hiệu quả của vắc xin, giá thành vắc xin, tác dụng phụ của vắc xin và nguồn gốc của vắc xin. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các rào cản trong chấp nhận tiêm ngừa virus cúm mùa ở NVYT khác nhau dựa trên các đặc điểm như nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, nơi công tác, đơn vị công tác, lĩnh vực, thâm niên, tiền sử từng mắc cúm mùa nặng, tần suất mắc cúm mùa và loại vắc xin đã tiêm ngừa trước đó. Kết luận: Vẫn còn phần lớn các rào cản ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận tiêm ngừa vắc xin cúm mùa. Cần có hệ thống các biện pháp can thiệp phù hợp cho từng nhóm rào cản để gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abubakar A, Melhem N, Malik M, et al. (2019), “Seasonal influenza vaccination policies in the Eastern Mediterranean Region: current status and the way forward”, Vaccine, 37, pp.1601-1607.
2. Black CL, Yue X, Ball SW, et al. (2016), “Influenza Vaccination Coverage Among Health Care Personnel - United States, 2015-16 Influenza Season”, Morb Mortal Weekly Rep, 65: pp.1026-1031.
3. Davorina Petek et al. (2018), “Motivators and barriers to vaccination of health professionals against seasonal influenza in primary healthcare”, BMC Health Services Research, 18, pp.853.
4. Lise Boey, et al. (2018), “Attitudes, believes, determinants and organisational barriers behind the low seasonal influenza vaccination uptake in healthcare workers – A cross-sectional survey”, Science Direct Vaccine, 36 (23), pp.3351-3358.
5. Maltezou HC, Katerelos P, Protopappa K, Dounias G (2019), “Seasonal influenza vaccination in healthcare personnel in Greece: 3-year report”, Future Microbiol, 14, pp.55-58.
6. Siew Wai Hwang, et al. (2014), “Barriers and Motivators of Influenza Vaccination Uptake Among Primary Healthcare Workers in Singapore”, Proceedings of Singapore Healthcare, 23(2), pp.126-133.
7. Stead M, Critchlow N, Patel R, et al. (2019), “Improving uptake of seasonal influenza vaccination by healthcare workers: implementation differences between higher and lower uptake NHS trusts in England”, Infect Dis Health, 24, pp.3-12.
8. Thoa Thi Minh Nguyen et al. (2020), “Acceptability of seasonal influenza vaccines among health care workers in Vietnam in 2017”, Vaccine, 38(8), pp.2045-2050.
9. Vasilevska M, Ku J, Fisman DN (2014), “Factors associated with healthcare worker acceptance of vaccination: a systematic review and meta-analysis”, Infect Control Hosp Epidemiol, 35(6), pp.699-708.
10.Wayan C.W.S Putri, David J.Muscatello, Melissa S. Stockwell, Anthony T.Newall (2018), “Economic burden of seasonal influenza in the United States”, Vaccine, 36(27), pp.3960-3966.