TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI TẠI MỘT BỆNH VIỆN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2022

Nguyễn Văn Đời1,, Nguyễn Thắng2
1 Sở Y tế Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, giảm tỉ lệ đề kháng kháng sinh và tiết kiệm chi phí, thời gian nằm viện cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân mổ lấy thai tại một bệnh viện tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 345 bệnh án của các bệnh nhân mổ lấy thai được chọn ngẫu nhiên từ 01/07/2022 đến 30/09/2022. Phân tích các đặc điểm về sử dụng kháng sinh dự phòng và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý. Kết quả: Vết mổ cũ là nguyên nhân phổ biến nhất được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai (47%), tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỉ lệ thấp (1,2%). Tất cả các bệnh án đều có sử dụng kháng sinh dự phòng (100%). Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Amoxicillin + Acid clavulanic (89%). Tỉ lệ hồ sơ bệnh án có lựa chọn kháng sinh dự phòng không hợp lý là (10,4%), liều dùng kháng sinh không hợp lý là (11%). Các bệnh nhân


<18 tuổi có thể có tỉ lệ lựa chọn kháng sinh hợp lý và liều dùng kháng sinh hợp lý thấp hơn các nhóm bệnh nhân khác (OR <1 và p < 0,05). Kết luận: Amoxicillin + Acid clavulanic là kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong nghiên cứu do lựa chọn kháng sinh và liều dùng của kháng sinh không hợp lý. Các bệnh nhân dưới 18 tuổi có thể là yếu tố nguy cơ làm giảm tỉ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý trong phẫu thuật mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. Số 3671/QĐBYT ngày 27/9/2012. Hà Nội. 2012.
2. Claudia Bollig, et al. Prophylactic antibiotics before cord clamping in cesarean delivery: a systematic review. Acta Obstet Gynecol Scand. 2018. 97(5), 521-535, https://doi.org/10.1111/aogs.13276.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2015.
4. Nguyễn Văn Mạnh. Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Phố nối. Đại học Dược Hà Nội. 2018. 45-52.
5. Nguyễn Văn Dương. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Đại học Dược Hà Nội. 2019. 35-40.
6. Hoàng Thị Thu Hương. Triển khai chương trình kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đại học Dược Hà Nội. 2019. 38-39.
7. Alshehhi H.S., Ali A. A., Jawhar D. S., et al. Assessment of implementation of antibiotic stewardship program in surgical prophylaxis at a secondary care hospital in Ras Al Khaimah. United Arab Emirates. 2021. 11(1), 1042, https://doi.org/10.1038/s41598-020-80219-y.
8. Huang Y., Yin X., Wang X., et al. Is a single dose of commonly used antibiotics effective in preventing maternal infection after cesarean section? A network meta-analysis. PLoS One. 2022. 17(4), e0264438, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0264438.
9. Trần Thị Hương Ngát. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Cẩm Phả. Đại học Dược Hà Nội. 2019. 42.
10. Phạm Thị Kim Huệ, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 83-88.
11. National Institute for Health and Care Exellen. Surgical site infections: prevention and treatment. NICE guideline [NG125]. 2020. 8-11. https://www.nice.org.uk/guidance/ng125.
12. Nguyễn Hữu Thâm. Đánh giá biến chứng phẫu thuật mổ lấy thai theo thang điểm CLA VIENDINDO tại Bệnh viện Đa khoa khu vưc Ngọc Hồi. Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 2016. 34-35.
13. Bratzler D. W., E. P. Dellinger, K. M. Olsen, et. al. Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Am J Health Syst Pharm. 2013. 70(3), 195-283, https://doi.org/10.2146/ajhp120568.
14. Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. ACOG Practice Bulletin No. 199: Use of Prophylactic Antibiotics in Labor and Delivery. Obstet Gynecol. 2018. 132(3), 103-119, https://doi.org/10.1097/AOG.0000000000002833.
15. World Health Organization. Global guidelines for the prevention of surgical site infection, 2nd ed. WHO Document Production Services, Geneva, Switzerland. 2018. 58-76. https://apps.who.int/iris/handle/10665/277399.