NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM HÓA SINH MÁU ĐỊNH LƯỢNG Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cung cấp kết quả xét nghiệm tin cậy (chính xác và xác thực) là bằng chứng bắt buộc đối với việc công nhận đạt chuẩn của một phòng xét nghiệm. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ có kết quả tin cậy (chính xác và xác thực) và một số yếu tố liên quan đến kết quả của các xét nghiệm hóa sinh máu định lượng 6 thông số thường dùng (glucose, cholesterol, creatinin, HDL-C, ALT, axit uric). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết quả xét nghiệm hóa sinh máu định lượng 6 thông số thường dùng với huyết thanh kiểm tra, thực hiện từ 8/2022 đến 02/2023 tại khoa xét nghiệm của 4 bệnh viện công lập tỉnh Vĩnh Long. Kết quả: Có 270/324 (83,3%) lượt xét nghiệm có kết quả tin cậy. Các yếu tố liên quan đến chất lượng xét nghiệm là: xếp hạng bệnh viện, khoa xét nghiệm có dự hội chẩn với khoa lâm sàng; nhân viên quản lý chất lượng là nhân viên xét nghiệm; khoa lâm sàng lấy mẫu máu xét nghiệm; thâm niên của nhân viên xét nghiệm; tham gia đào tạo liên tục chuyên ngành hóa sinh; kiểm tra tay nghề mỗi năm; nội kiểm tra chất lượng mỗi ngày; ngoại kiểm tra mỗi tháng, thời điểm công ty hiệu chuẩn máy. Kết luận: Các xét nghiệm hóa sinh máu định lượng 6 thông số thường dùng có tỷ lệ đạt kết quả tin cậy khá cao; cần chú ý ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, trang thiết bị và đặc điểm nhân sự khoa xét nghiệm đến chất lượng kết quả xét nghiệm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Xét nghiệm hóa sinh máu định lượng, tin cậy, độ chính xác, độ xác thực
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đỗ Nguyên. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 35
3. Phạm Thiện Ngọc. Đánh giá chất lượng những xét nghiệm hóa sinh máu tại các phòng xét nghiệm của các tuyến y tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đại học Y Hà Nội. 2010.
4. Lê Xuân Trường, Bùi Thị Hồng Châu, Trần Mỹ Hạnh. Đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng xét nghiệm thông qua thực hiện ngoại kiểm tra. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016. 1(20), 40-5.
5. Vũ Quang Huy, Trần Thái, Bùi Quang Sang, Lê Hoàng Anh. Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học từ 2015 đến 6 tháng đầu 2018 qua các chương trình ngoại kiểm – Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học Bộ Y tế tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. (5) phụ bản tập 22, 290-7.
6. Mesfin EA, Taye B, Belay G et al. Factors affecting quality of laboratory services in public and private health falicities in Addis Ababa, Ethiopia. The Journal of the International Federation of clinical chemistry and laboratory medicine. 2017. 28(3), 205-223.
7. Robinson C, Johnson J, Yao K, Bùi Hiền. Critical success factors for Vietnamese laboratories striving to implement quality management systems. African Journal of Laboratory Medicine. 2020. http://doi.org/10.4102/ajlm.v9i1.937.
8. Desalegn MD, Taddese BD, Yemanebrhane N et al. Medical laboratory accreditation in a resource-limited distrct health centre laboratory, Addis Ababa, Ethiopia. African Journal of Laboratory Medicine. 2019. 8(1), 793, https://doi.org/10.4102/ajlm.v8il.793.
9. Bộ Y tế. Thông tư 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013. Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10. Trần Hữu Tâm. Những vần đề cơ bản trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm y khoa. NXB Y học Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. 2022, 27-35.