KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN HPV PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 15-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021

Trần Tú Nguyệt1,, Lê Thành Tài1, Phan Thị Trung Ngọc1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khoảng 96% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao. Việc ngăn ngừa nhiễm HPV có thể thực hiện bằng cách tiêm ngừa vaccine. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành đúng về việc tiêm vắc xin HPV và một số yếu tố liên quan đến kiến thức tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 648 đối tượng là phụ nữ từ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có kiến thức đúng là 18,1%, thực hành đúng chiếm 5,4%; một số yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiếp cận với truyền thông (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức đúng, thực hành đúng tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung còn thấp và chưa đầy đủ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016) Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025, Ban hành theo Quyết định 5240/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 23 tháng 9 năm 2016.
2. PATH (2007), Phòng tránh ung thư cổ tử cung: các cơ hội chưa từng có để nâng cao sức khỏe phụ nữ, OUTLOOK. 2007; 23(1): 2-10.
3. Đặng Đức Nhu (2016), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ năm thứ 3 đại học khoa học xã hội và nhân văn năm 2014, Tạp chí Y học thực hành 2016; 4(177): 52.
4. Trần Thụy Nhã Phương và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2017), Tỷ lệ đã tiêm ngừa vaccin HPV ở nữ sinh 11-18 tuổi và các yếu tố liên quan tại quận Gò Vấp, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 21(1), tr.6-11.
5. Việt Thị Minh Trang và Nguyễn Duy Tài (2013), Kiến thức, thái độ, hành vi về chủng ngừa HPV của các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại bệnh viện Hùng Vương năm 2012, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(1).
6. Trần Thị Như Tú, Phan Trọng Lân, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong, Nguyễn Thu (2017), Kiến thức và thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi tại Bình Định năm 2017, Tạp chí Y học dự phòng, 27(8), tr.246254
7. Trần Thị Vân, Nguyễn Thanh Hương, Đinh Thị Phương Hòa, Đậu Xuân Cảnh, Đinh Thu Hà (2017), Kiến thức, thực hành về phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15-49 có chồng, tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2014, Tạp chí Y học dự phòng, 27(2), tr.40-46.
8. Bach Xuan Tran, Phung Tat Quoc Than, Tien Thuy Ngoc Doan, Huong Lan Thi Nguyen, Hue Thi Mai and et al. (2018), Knowledge, attitude, and practice on and willingness to pay for human papillomavirus vaccine: a cross-sectional study in hanoi, Vietnam, Patient Prefer Adherence 2018; 12: 945-954, Published online 2018 May 30.
9. Bruni L, Albero G, Serrano B, Mena M, Gómez D, Muñoz J, Bosch FX, de Sanjosé S and et al. (2017), Human Papillomavirus and Related Diseases Report, ICO/IARC HPV Information Centre on HPV and Cancer.
10. CDC (2012), Human Papillomavirus–Associated Cancers - United States, 2004–2008, MMWR, 61(15), 258-261.
11. Chow SN, Soon R, Park JS, Panchroen C, Quao YL, Basu P, Ngan HY (2010), Knowledge, attitude and communication around Human papilomavirus (HPV) vaccination among Asian urban mothers and physicians, Vaccine, 28(22), 3809-3817
12. HPV Information Centre (2016), Viet Nam Human Papillomavirus and Related Cancers, Fact Sheet 2016 (2016-12-15), ICO Information Centre on HPV and Cancer
13. Jacques Ferlay, Hyuna Sung và Mathieu Laversanne Rebecca L Siegel, Isabelle Soerjomataram , Ahmedin Jemal , Freddie Bray (2021), Global Cancer Statistics 2020:
GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries, A Cancer Journal for Clinicians, Volume 71(3), pp. 209-249.
14. Jessica Yasmine Islam, Fatema Khatun, Anadil Alam, Farhana Sultana, Afsana Bhuiyan, Nazmul Alam, Laura Reichenbach, Lena Marions, Mustafizur Rahman and Quamrun Nahar (2018), Knowledge of cervical cancer and HPV vaccine in Bangladeshi women: a population based, cross-sectional study, BMC Women’s Health 18:15.
15. Sothy Touch and Jin-Kyoung Oh (2018), Knowledge, attitudes, and practices toward cervical cancer prevention among women in Kampong Speu Province, Cambodia, BMC Cancer 18:294.