XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA CỦA CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phương pháp da kề da (DKD) là một phần không thể thiếu trong chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ (EENC). Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng và áp dụng phương pháp này còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phương pháp DKD của các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại Bệnh viện vùng Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu can thiệp. Nhóm can thiệp nhận được tư vấn cải tiến, nhóm chứng tư vấn thường quy, đánh giá kiến thức 2 thời điểm, đánh giá thực hành ngay sau sinh. Kết quả: Phân tích đa biến có ba yếu tố trình độ học vấn, điểm kiến thức trước can thiệp, liệu pháp can thiệp có tương quan thuận và độc lập với điểm thực hành. 62,1% sự thay đổi điểm kiến thức sau can thiệp có liên quan đến trình độ học vấn, điểm kiến thức trước can thiệp và liệu pháp can thiệp. Kết luận: 43,2% sự thay đổi điểm thực hành có mối tương quan với điểm kiến thức trước can thiệp và liệu pháp can thiệp, cần có những nghiên cứu sâu hơn để đo lường sự ảnh hưởng này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thực hành, phương pháp da kề da, , dân tộc thiểu số
Tài liệu tham khảo
2. Trần Nguyễn Thị Anh Đào, Huỳnh Thị Duy Hương (2011), “Mối liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với bú mẹ hoàn toàn”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 15 (1), tr.217-221.
3. Trần Thị Dự, Nguyễn Thị Thái Hà (2015), “Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015”, Luận văn Thạc sĩ.
4. Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy An (2014), “Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ sinh non tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 17(4), tr.97-98.
5. Nguyễn Đình Tuấn (2014), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Xã hội Học, 127(3), tr.48-51.
6. Blomqvist Y. T., Frolund L., Rubertsson C., et al. (2013), “Provision of Kangaroo Mother Care: supportive factors and barriers perceived by parents”, Scandinavian Journal of Caring Sciences, 27(2), pp.345-53.
7. Cantrill R., Creedy D., Cooke M. (2004), “Midwives' knowledge of newborn feeding ability and reported practice managing the first breastfeed”, Breastfeeding Review Journal, 12(1), pp.25-33.
8. Moore ER, Anderson GC, Bergman N, et al. (2012), “Early skin-to-skin contact for mothers and their healthy newborn infants (Review)”, Cochrane Database of Systematic Reviews, CD003519 (5).
9. Sroiwatana S., Puapornpong P. (2018), “Outcomes of Video-Assisted Teaching for Latching in Postpartum Women: A Randomized Controlled Trial”, Breastfeed Med, 13(5), pp.366-370.
10.Wantland D. J., Portillo C. J., Holzemer W. L., et al. (2004), “The effectiveness of Web-based vs. non-Web-based interventions: a meta-analysis of behavioral change outcomes”, Journal of Medical Internet Research, 6(4), pp.e40.
11.Zwedberg S., Blomquist J., Sigerstad E. (2015), “Midwives' experiences with mother-infant skin-to-skin contact after a cesarean section: 'fighting an uphill battle'”, Midwifery, 31(1), pp.215-20.