KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐA HÌNH GEN CYP2C19 Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG NĂM 2021 - 2022

Huỳnh Võ Hoài Thanh, Nguyễn Thị Diễm, Phạm Thị Ngọc Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự đa hình gen CYP2C19 có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa của thuốc clopidogrel, một loại thuốc thường dùng ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm đa hình gen CYP2C19 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 86 bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Sự đa hình kiểu gen CYP2C19 được thực hiện bằng phương pháp Real-time PCR. Kết quả: Có 45,3% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp mang đa hình kiểu gen CYP2C19. Kiểu đa hình được xác định: kiểu dị hợp tử CYP2C19*2 (32,6%); kiểu dị hợp tử CYP2C19*3 (4,7%); kiểu đồng hợp tử CYP2C19*2 (2,3%); kiểu đồng hợp tử CYP2C19*3 (1,2 %) và kiểu dị hợp tử kép CYP2C19*2/CYP2C19*3 (4,7%). 37,2% bệnh nhân mang kiểu hình chuyển hóa trung gian và 8,1% bệnh nhân mang kiểu hình chuyển hóa kém với clopidogrel và xem xét thay thế bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu khác. Yếu tố nguy cơ tim mạch là tăng huyết áp và tiền sử tái thông stent mạch vành có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ các kiểu đa hình gen CYP2C19 ((với lần lượt p=0,043 và p=0,048); 09 yếu tố nguy cơ khác cũng như các đặc điểm về độ tuổi, giới tính và nhồi máu cơ tim cấp chưa ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Có 45,3% ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, năm 2021-2022 mang đa hình gen CYP2C19, trong đó có 8,1% BN cần được chỉ định đổi thuốc chống kết tập tiểu cầu Clopidogrel.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Dự phòng tiên phát bệnh tim mạch. Quyết định số 5333 QĐ BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nguyễn Quỳnh Hoa (2019), “Tình hình đa hình gen CYP2C19 ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Hòa (2020), “Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu gen giảm chức năng CYP2C19*2,*3 và tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp đặt stent động mạch vành có điều trị Clopidogrel”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Quốc Hòa, Nguyễn Đỗ Anh (2016), “Khảo sát vai trò của CYP2C19 trên tổn thương mạch vành đích ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau đặt stent có sử dụng clopidogrel”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 20(6), tr.308-316.
5. Nguyễn Thị Mai Ngọc (2018), “Sử dụng xét nghiệm đa hình gen CYP2C19 trong thực hành lâm sàng, Viện tim mạch quốc gia Việt Nam”, Bệnh viện Bạch Mai, Hội nghị tim mạch toàn quốc 2018.
6. Brown S.A, Pereira. N et al. (2018), “Pharmacogenomic Impact of CYP2C19 Variation on Clopidogrel Therapy in Precision Cardiovascular Medicine”, Journal of Personalized Medicine, 8(1), pp.1-31.
7. Myrand. S.P, Sekiguchi. K et al. (2008), “Pharmacokinetics/genotype associations for major cytochrome P450 enzymes in native and first- and third-generation Japanese populations: comparison with Korean, Chinese, and Caucasian populations”, Clinical Pharmacology & Therapeutics, 84(3), pp.347-361.
8. Nishio R, Shinke T et al. (2012), “Effect of cytochrome P450 2C19 polymorphism on target lesion outcome after drug-eluting stent implantation in japanese patients receiving clopidogrel”, Circulation Journal, 76(10), pp.2348-2355.
9. Sorich M.J, Rowland A et al. (2014), “CYP2C19 genotype has a greater effect on adverse cardiovascular outcomes following percutaneous coronary intervention and in Asian populations treated with clopidogrel: a meta-analysis”, Circ Cardiovasc Genet, 7(6), pp.895-902.
10.Tahara N, Shinke T et al. (2018), “Impact of Cytochrome P450 2C19 Reduced-Function Polymorphismon Lesions and Clinical Outcome in Japanese Patients After Drug-eluting Stent Implantation”, Kobe Journal of Medical Sciences, 64(2), pp.E56-E63.
11.William B. Kannel (1995), “Framingham Study Insights into Hypertensive of Cardiovascular Disease”, Hypertension Research, Vol.18(3), pp.181-196.
12.Xie X, Ma Y.T et al. (2013), “CYP2C19 phenotype, stent thrombosis, myocardial infarction, and mortality in patients with coronary stent placement in a Chinese population”, PLoS One, 8(3), pp.e59344.
13.Yamamoto K, Hokimoto S, et al. (2011), “Impact of CYP2C19 polymorphism on residual platelet reactivity in patients with coronary heart disease during antiplatelet therapy”, Journal of Cardiology, 57(2), pp.194-201.
14.Zhixiong Zhong, Hou J, et al. (2018), “Effect of cytochrome P450 2C19 polymorphism on adverse cardiovascular events after drug-eluting stent implantation in a large Hakka population with acute coronary syndrome receiving clopidogrel in southern China”, European Journal of Clinical Pharmacology, 74(4), pp.423-431.
15.Ziwei Xi. Z, Fang. F et al. (2019), “CYP2C19 genotype and adverse cardiovascular outcomes after stent implantation in clopidogrel-treated Asian populations: A and meta-analysis”, Platelets, 30(2), pp.229-240.