NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC VÀ DI TRUYỀN HỌC CỦA LOÀI MẮM ĐEN (AVICENNIA SP.) TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Văn Cường, Lê Văn Liên, Lê Trung Nhi, Nguyễn Thị Trang Đài, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Võ Ngọc Văn Quân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mắm đen (Avicennia sp.) trồng nhiều ở vùng ven biển từ Bắc vào Nam, hiện nay chưa có nghiên cứu về đặc điểm thực vật và giải trình tự gen để định danh chính xác tên loài. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm thực vật và nghiên cứu giải trình tự gen để định danh chính xác tên khoa học của cây Mắm thu hái ở 3 huyện tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Rễ, thân, lá Mắm đen được thu hái ở 3 huyện tại tỉnh Cà Mau được tiến hành cắt nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi quang học và mô tả đặc điểm. Nghiên cứu về giải trình tự gen dựa trên hệ thống Bold System và so sánh bằng phương pháp Blast trên hệ thống ngân hàng gene NCBI để nhận diện loài. Kết quả: Đặc điểm thực vật và đặc tính di truyền của loài thực vật Mắm đen (Avicennia officinalis) trồng ở Việt Nam được tiến hành trên ba mẫu thu thập ở 3 huyện của tỉnh Cà Mau, bằng cách xác định trình tự gen RBCL. Các mẫu nghiên cứu của cây Mắm đen (Avicennia officinalis) phù hợp để được phân loại thành ba nhóm do sự khác biệt về hình thái và kiểu gen của chúng. Kết luận: Nghiên cứu phân biệt loài bằng xác định trình tự gen này đã xác định chính xác tên khoa học của cây Mắm đen thu thập ở 3 huyện tỉnh Cà Mau là Avicennia officinalis, thuộc họ Ô rô.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích (2006), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.238-239.
2. Trương Thị Đẹp (2007), “Thực vật dược”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội.
3. Phạm Hoàng Hộ (2003), “Cây cỏ Việt Nam”, quyển II, Nhà xuất bản, tr.843.
4. Chen, S., et al. (2010), “Validation of the ITS2 region as a novel DNA barcode for identifying medicinal plant species”, PLoS One, 5(1), e8613.
5. CBOL Plant Working Group (2009), “A DNA barcode for land plants”, Proceedings of the National Academy of Sciences, USA.
6. Doyle, J.J., Doyle, J.L. (1990), “Isolation of plant DNA from fresh tissue”, Focus, 12, pp.13-15.
7. Das, S.K.; Samantaray, D.; Sahoo, S.K.; et al. (2019), “Bioactivity guided isolation and structural characterization of the antidiabetic and antioxidant compound from bark extract of Avicennia officinalis L.”, South African Journal of Botany, 125, pp.109-115.
8. Hall, T.A. (1999), “BioEdit: a user - friendly biological sequence alignment editor and analysis program for 95/98/NT”, Nucleic Acids Symposium Series, 41, pp.95-98.
9. Istvan, L., GelAnalyzer version (2010), available at: http://www.gelanalyzer.com.
10.Levin, R.A., Wagner, W.L., Hoch, P.C., et al. (2003), “Family-level relationships of Onagraceae based on chloroplast rbcL and ndhF data”, American Journal of Botany, vol.90, pp.107-115.
11.Sanger, S., Nicklen, S., and Coulson, A.R (1977), “DNA sequencing with chain-terminating inhibitors”, Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, 74, pp.5463-5467.
12. Saddhe, A., Jamdade, R.A. and Kumar, K., (2016), “Phylogenetic assessment of mangroves in Goa, west coast India using DNA barcode markers”, Biological sciences.
13. Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan, Nozomi Oshiro, et al. (2016), “Botany uses chemistry and bioactivities of mangrove plants IV: Avicennia marina”, ISME/GLOMIS Electronic Journal, 14, pp.1880-7682.
14. Wu Zhengyi, Peter H. Raven, Hong Deyuan (1994), “Science Press (Beijing) & Missouri Botanical Garden (St. Louis)”.