KẾT QUẢ PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG THÂN RĂNG CỐI NHỎ BẰNG INLAY SỨ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2019 - 2021

Bùi Trần Hoàng Huy1,, Lê Nguyên Lâm2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phục hồi tổn thương thân răng bằng phương pháp gián tiếp cho nhóm răng sau đặc biệt là răng cối nhỏ đang là vấn đề rất được quan tâm trong nha khoa hiện nay. Inlay sứ có độ chính xác cao, phục hồi lại hình thể giải phẫu của thân răng tốt, khắc phục được nhiều nhược điểm của phục hồi trực tiếp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phục hồi thân răng bằng Inlay sứ cho nhóm răng cối nhỏ tại bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 30 răng cối nhỏ có xoang sâu loại II tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Lí do đến khám nhiều nhất là rớt trám cũ 36,7%, ê buốt 23,3% và vắt thức ăn 20%. 66,7% răng có khoảng cách từ đáy xoang sâu đến tủy răng ≥ 2mm; 33,3% còn lại < 2mm và 1/3 bệnh nhân nhóm này đến khám vì lí do ê buốt khi có kích thích. Kết luận: Đánh giá chung trên lâm sàng 96,7% phục hồi được coi là thành công. Phục hồi tổn thương thân răng bằng Inlay sứ cho nhóm răng sau đặc biệt là răng cối nhỏ rất có giá trị trong thực tiễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thế Khuê (2012), Đánh giá kết quả phục hồi tổn thương thân răng bằng Inlay sứ E.maxpress cho nhóm răng sau, Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
2. Hoàng Tiến Công, Nguyễn Thị Thu Hằng (2018), “Đánh giá kết quả phục hồi tổn thương thân răng bằng inlay, onlay composite sứ sinh học cho nhóm răng sau”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 469, tr. 159-165.
3. Đoàn Minh Trí (2019), “Áp dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn trong khảo sát sự phân bố ứng suất trên răng và inlays”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 475, tr.34-38.
4. Demarco FF, Corrêa MB, Cenci MS, et al (2012), “Longevity of posterior composite restorations: not only a matter of materials”, Dent Mater, 28(1), pp. 87-101.
5. Ryge G, Snyder M (1973), “Evaluating the clinical quality of restorations”, Journal of the American Dental Association, 87, pp. 369-377.
6. Jose Luis Ruiz (2017), Supra-gingival minimally invasive dentistry: a healthier approach to esthetic restorations, John Wiley & Sons, pp 57-72.