NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hàng năm, trên thế giới có 580.000 phụ nữ chết vì các biến chứng liên quan đến thai kỳ, với 99% xảy ra tại nước đang phát triển, dù tỷ lệ tử vong có giảm nhờ vào và sản phụ có khám thai và quản lý thai đầy đủ nhưng biến chứng thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 3. Nghiên cứu cho thấy ý thức của người dân về việc thực hiện khám thai định kỳ là chưa cao nên ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi lúc sinh, đây là nội dung đáng quan tâm của ngành y tế. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh đúng ở phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ; 2). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ tại Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích ở 417 phụ nữ có tuổi thai từ tuần thai thứ 32 trở lên, cư trú tại Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Kết quả: Kiến thức chung đúng với tỷ lệ 51,1%; Thực hành chung đúng là 32,1%; có sự liên quan giữa kiến thức chung đúng với trình độ học vấn, thực hành khám thai đúng theo lịch bác sĩ, số lần khám khám thai trên 4 lần, tiêm ngừa uốn ván, tăng cân, dinh dưỡng, nghĩ ngơi hợp lý, không tiếp xúc hóa chất độc hại nhưng chưa ghi nhận liên quan giữa kiến thức chung, thực hành chung với nhóm tuổi, số lần mang thai, số con hiện có, tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thực hành uống sắt, acid folic. Có liên quan kiến thức đúng và thực hành đúng, sản phụ có kiến thức đúng có thực hành đúng tăng gấp 7,5 lần so với phụ nữ có kiến thức không đúng- thực hành không đúng. Kết luận: tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng còn khá thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chăm sóc trước sinh, kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh
Tài liệu tham khảo
2. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2019), Báo cáo kết quả thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2019, tại thành phố Cần Thơ.
3. Mai Thảo Chi (2016), khảo sát kiến thức, Thực hành về tình hình chăm sóc trước sinh của thai phụ tại quận Ninh Kiếu, TP. Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng, p27-38.
4. Đào Trung Hiếu (2015), Kiến thức, Thực hành về chăm sóc trước sinh của các thai phụ tại phòng khám sản bệnh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn văn Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Trường Đại học Y Dược, trang 63-64.
5. Lê Anh Tuấn (2017), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc tiền sản của thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, tr34-42.
6. Cao Kiều Thoa (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây thai chết lưu ở tam các nguyệt II – III của thai phụ tại Khoa Sản, Bệnh viên Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần thơ, trang 51-52.
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (2019), Báo cáo công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Kế hoạch hoạt động năm 2020 tại Thành phố Cần Thơ.
8. Trần Kiều Yến (2016), Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc tiền sản và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tạị Bệnh viện Đa khoa Ọuận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, trang 58-60.
9. Gabriel A. Lazarin, and Imran S. Haque, PhD (2016), Expanded carrier screening: A review of early implementation and literature, Seminars in Perinatology, p29-34.
10. Jones Asafo Akowuah (2018), Determinants of Antenatal Healthcare Utilisation by Pregnant Women in Third Trimester in Peri-Urban Ghana, Journal of Tropical Medicine, Vol 2018, pp 1-8.